Categories
Uncategorized

Tâm Lộc Phát là gì? Tâm Lộc Phát đa cấp, lừa đảo? Có nên đầu tư Tâm Lộc Phát? (phần 1)

Tâm Lộc Phát thời gian gần đây thu hút nhiều sự quan tâm khi liên tục tung ra mức lãi suất khủng để thu hút người tham gia đầu tư. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư hiện đang đặt ra câu hỏi về Tâm Lộc Phát, chẳng hạn như Tâm Lộc Phát có uy tín hay lừa đảo, có nên đầu tư…

Do đó, bài viết này sẽ đi sâu phân tích về Tâm Lộc Phát để giúp những ai quan tâm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp này, từ đó đưa ra quyết định hợp lý.

Tâm Lộc Phát là gì?

Tâm Lộc Phát có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Truyền thông & Tổ chức Sự kiện Tâm Lộc Phát, có địa chỉ tại Số 27-V5A Khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, theo giới thiệu từ trang chủ của doanh nghiệp này. Theo đó, Tâm Lộc Phát đã hoạt động được hơn 4 năm, hẳng định được mình là đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức xã hội khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Subscribe kênh YouTube của Sodu để được cập nhật phân tích về các cơ hội đầu tư: https://bit.ly/2H6ubT7

Tâm Lộc Phát cũng khẳng định doanh nghiệp đã phát triển và mở rộng hơn 50 văn phòng chi nhánh trên toàn quốc, đồng thời mở rộng hoạt động tới 8 lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bao gồm

  • Truyền thông & Tổ chức sự kiện
  • Kinh doanh chuỗi cafe nghệ sỹ
  • Kinh doanh hệ thống gian hàng tiện ích, quảng bá sản phẩm cho các doanh nghiệp
  • Kinh doanh hệ thống taxi du lịch
  • Kinh doanh bất động sản
  • Kinh doanh công nghệ 4.0
  • Kinh doanh Truyền hình Tâm Lộc Phát TV
  • Kinh doanh Trang thông tin điện tử tổng hợp DOANHNGHIEPVADOISONG.COM.VN
Công ty Tâm Lộc Phát

Về đội ngũ lãnh đạo, Tâm Lộc Phát cho biết Tổng giám đốc doanh nghiệp này có 15 năm kinh nghiệm trong ngành tổ chức sự kiện, chuyên làm Trưởng ban tổ chức các sự kiện lớn, hiện đang công tác tại đài truyền hình HDTV Việt Nam cùng với hơn 20 các Lãnh đạo chủ chốt đa lĩnh vực đã đồng hành cùng giúp đem lại sự phát triển bền vững cho công ty. Ngoài ra, Tâm Lộc Phát tiết lộ có 01 câu lạc bộ nghệ sỹ làm cùng như: Đạo diện – Nghệ sỹ Bình Trọng, Nghệ sỹ Quang Tèo, Ca sĩ Ngọc Lâm…. Bên cạnh đó, Tâm Lộc Phát cho biết doanh nghiệp này cũng ký kết độc quyền với truyền hình HDTV Việt Nam và một số truyền hình Nhà nước.

Tâm Lộc Phát kinh doanh những gì?

Như đã đề cập ở phần trên, Tâm Lộc Phát hiện đang hoạt động trong 8 lĩnh vực kinh doanh khác nhau, cho thấy định hướng phát triển trở thành tập đoàn lớn mạnh với hoạt động đa ngành nghề lĩnh vực kinh doanh như tập đoàn này tuyên bố.

Tổ chức sự kiện

Theo Tâm Lộc Phát, định vị hoạt động truyền thông và tổ chức sự kiện là ngành trọng tâm, giúp công ty tạo dựng thương hiệu và niềm tin cho khách hàng, đối tác. Hiện Tâm Lộc Phát đã phát triển mở rộng đa dạng các loại hình sự kiện, đáp ứng nhu cầu của đối tác và của chính công ty, bao gồm sự kiện doanh nghiệp; sự kiện trưng bày triển lãm; hội thảo, hội nghị, cuộc họp; và các loại hình sự kiện khác.

Tổ chức sự kiện Tâm Lộc Phát

Kinh doanh chuỗi cafe nghệ sỹ

Tâm Lộc Phát cũng cho biết doanh nghiệp này đã phát triển hệ thống kinh doanh quán cà phê Nghệ Sỹ và nhà hàng Nghệ Sỹ. Đặc biệt, Tâm Lộc Phát hé lộ rằng doanh nghiệp có sự đồng hành của câu lạc bộ các nghệ sỹ như nghệ sỹ Quang Tèo, đạo diễn – diễn viên Bình Trọng, các nghệ sỹ hài Chiến Thắng, Xuân Bắc, Vân Dung, ca sĩ Ngọc Lâm…

Cafe nghệ sỹ Tâm Lộc Phát

Kinh doanh hệ thống gian hàng tiện ích, quảng bá sản phẩm cho các doanh nghiệp

Theo Tâm Lộc Phát, gian hàng tiện ích của doanh nghiệp này ra đời với ý nghĩa cung cấp giải pháp quảng bá thương hiệu, giới thiệu thông tin sản phẩm trực tiếp tới đông đảo khách hàng, qua đó nhận được các phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm của công ty. Hệ thống gian hàng tiện ích Tâm Lộc Phát được quảng cáo là có sản phẩm đa dạng, được kiểm định nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chính hãng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời có dịch vụ chất lượng, được đầu tư kỹ lưỡng từ cơ sở vật chất, không gian, đến trang thiết bị trưng bày, hướng đến sự tiện lợi và nhanh chóng cho người tiêu dùng đến thăm quan và trải nghiệm sản phẩm.

Cửa hàng Tâm Lộc Phát

Kinh doanh hệ thống taxi du lịch

Theo Tâm Lộc Phát, hệ thống taxi của doanh nghiệp này chuyên cung cấp dịch vụ di chuyển cho các cá nhân, đối tác doanh nghiệp, kết nối với các hệ sinh thái khác để phục vụ cho sự phát triển của công ty. Tâm Lộc Phát khẳng định hệ thống taxi của mình được vận hành dựa trên tiêu chí “Di chuyển an toàn – Dịch vụ chuyên nghiệp – Giá thành hợp lý”, hướng đến mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, mang đến trải nghiệm di chuyển tốt nhất cho khách hàng.

Taxi Tâm Lộc Phát

Kinh doanh bất động sản

Theo Tâm Lộc Phát, bất động sản là một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp này. Tâm Lộc Phát tuyên bố có lợi thế về đất nền, tài chính và con người. Cụ thể, Tâm Lộc Phát đã đầu tư mua nhiều căn chung cư tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư mua các lô đất nền trên các tỉnh thành như: Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình và Bắc Ninh. Bên cạnh đó, Tâm Lộc Phát còn sở hữu villa 10 phòng nghỉ thiết kế theo tiêu chuẩn 5 sao trong khu FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort, khách sạn Tâm Lộc Phát tại Sầm Sơn, Thanh Hóa với quy mô 60 phòng nghỉ. Tâm Lộc Phát cũng cho biết doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư kinh doanh lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, Quảng Ninh, Quy Nhơn và Nha Trang…

Khách sạn Tâm Lộc Phát

Kinh doanh công nghệ 4.0

Hiện chưa có bất kỳ thông tin nào từ phía Tâm Lộc Phát hé lộ cụ thể về hoạt động kinh doanh công nghệ 4.0 của doanh nghiệp này.

Kinh doanh Truyền hình và Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng

Theo Tâm Lộc Phát, doanh nghiệp này hiện đang vận hành Truyền hình Tâm Lộc Phát TV, nơi thông tin nhanh nhất, chính xác nhất các hoạt động nội bộ của Tâm Lộc Phát, cũng như sản xuất các chương trình truyền hình gắn liền với doanh nhân, doanh nghiệp và khán giả cả nước thông qua 12 format chương trình đặc sắc và ấn tượng. Tâm Lộc Phát khẳng định đặt tầm nhìn trở thành kênh truyền thông sáng tạo nội dung số và cung cấp dịch vụ đa truyền thông hàng đầu Việt Nam, có vị trí ở thị trường toàn cầu, dự trên đội ngũ truyền hình sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nhiều chương trình truyền hình và TVC quảng cáo, MV ca nhạc; hệ thống trang thiết bị được đầu tư, hiện đại.

Truyền hình Tâm Lộc Phát

Các công ty thành viên khác

Được biết, ngoài 8 lĩnh vực kinh doanh chính thuộc công ty mẹ như đã nêu trên, hệ thống của Tâm Lộc Phát còn có các công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực khác, trong đó bao gồm Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Anh Việt Nam, Công ty Cổ phần Bảo an Lưu Gia Phát, Công ty Cổ phần Thời trang Talofa, Công ty Cổ phần Bất động sản Địa ốc Việt Phát, Công ty Cổ phần Truyền hình Tâm Lộc Phát TV.

Cụ thể, Du lịch Hoàng Anh Việt Nam là công ty con đầu tiên của Tâm Lộc Phát, thành lập tháng 5/2022, chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch lữ hành trong nước, du lịch lữ hành quốc tế, dịch vụ hỗ trợ liên quan đến tổ chức và quảng bá tour du lịch, đại lý phòng vé máy bay trong nước và quốc tế, tư vấn hộ chiếu, visa, thủ tục xuất nhập cảnh, dịch vụ đặt phòng khác sạn, resort trong nước và quốc tế.

Tiếp đó, tháng 7/2022, Tâm Lộc Phát tiếp tục thành lập công ty con thứ 2 là Bảo an Lưu Gia Phát, chuyên cung cấp các dịch vụ bảo vệ tư gia, bảo vệ an ninh cá nhân, bảo vệ sự kiện, bảo vệ tòa nhà và tư vấn luật. Thời trang Talofa, công ty con thứ 3 của Tâm Lộc Phát được thành lập vào tháng 9/2022, cung cấp các sản phẩm thời trang công sở, thời trang trẻ em, thời trang gia đình, thời trang trung niên.

Thời trang Talofa Tâm Lộc Phát

Đến tháng 11/2022, Bất động sản Địa ốc Việt Phát, công ty con thứ 4 của Tâm Lộc Phát được thành lập. Theo Tâm Lộc Phát, Bất động sản Địa ốc Việt Phát hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản; tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản; đấu giá quyền sử dụng đất; kinh doanh tài chính; tư vấn, thiết kế, xây dựng các loại hình bất động sản; dịch vụ thương mại và nghỉ dưỡng; cho thuê nhà ở, căn hộ, mặt bằng kinh doanh, văn phòng, nhà xưởng. Thậm chí, Tâm Lộc Phát còn tuyên bố trong thời gian tới, Bất động sản Địa ốc Việt Phát sẽ cùng công ty mẹ là Tâm Lộc Phát triển khai dự án Làng Tâm Lộc Phát, xây dựng khu dân cư dành cho người có thu nhập tầm trung, cùng với việc xây dựng và kinh doanh khách sạn, nhà hàng tại Lào.

Truyền hình Tâm Lộc Phát TV là công ty con mới nhất của Tâm Lộc Phát, được thành lập tháng 3/2023. Tại sự kiện ra mắt công ty con này, Tâm Lộc Phát cũng ra mắt hãng phim riêng mang thương hiệu Talofa Film, ra mắt ứng dụng truyền hình trên nền tảng Android và iOS, cũng như ra mắt trang điện tử của doanh nghiệp.

Ra mắt công ty con Tâm Lộc Phát

Kiếm tiền với Tâm Lộc Phát như thế nào?

Theo thông tin từ Tâm Lộc Phát, hiện doanh nghiệp này đang triển khai chương trình hợp tác đầu tư dành cho những ai quan tâm. Cụ thể, Tâm Lộc Phát hứa hẹn mức lãi suất 9.6%/tháng, nhận lãi mỗi ngày từ thứ 2 tới thứ 7 thông qua ngân hàng. Nhà đầu tư tham gia hợp tác với Tâm Lộc Phát bằng hình thức mua gói đầu tư, với gói thấp nhất trị giá 5 triệu đồng, còn gói lớn nhất trị giá 5 tỷ đồng.

Chẳng hạn, nếu đầu tư gói 5 triệu đồng, mỗi ngày nhà đầu tư sẽ được nhận lợi nhuận 20.000 đồng, tức mỗi tháng nhận 480.000 đồng, khi kết thúc hợp đồng nhà đầu tư nhận tổng cộng 7.200.000 đồng. Còn nếu đầu tư gói 5 tỷ đồng, mỗi ngày nhà đầu tư sẽ được nhận lợi nhuận 20 triệu đồng, tức mỗi tháng nhận 480 triệu đồng, khi kết thúc hợp đồng nhà đầu tư nhận tổng cộng 7.200.000.000 đồng.

Gói đầu tư Tâm Lộc Phát

Bên cạnh đó, Tâm Lộc Phát còn có các chương trình thưởng, chẳng hạn đầu tư 500 triệu đồng thưởng thêm 4% lợi tức, đầu tư 3 tỷ đồng thưởng thêm 5% lợi tức.

Tâm Lộc Phát có phải đa cấp, lừa đảo? Có nên đầu tư với Tâm Lộc Phát?

Nhờ lời hứa hẹn về mức lợi nhuận hấp dẫn, Tâm Lộc Phát đã thu hút được không ít người tham gia hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp này có bóng dáng của một dự án lừa đảo. Vậy đâu là sự thật về Tâm Lộc Phát? Có nên tham gia đầu tư với doanh nghiệp này? Bạn hãy đón chờ bài viết phần 2 của Sodu để rõ hơn.

Categories
Uncategorized

Bất động sản Nhật Nam có diễn biến mới: Bình mới, rượu có cũ? (phần 2)

Trong bài viết phần 1, Sodu đã điểm lại những diễn biến mới trong thời gian gần đây tại Bất động sản Nhật Nam, bao gồm việc sáp nhập Sông Đà 1.01 để trở thành Sông Đà Nhật Nam và tái khởi động dự án Hanoi Landmark 51, cũng như việc doanh nghiệp này đang chậm trễ trả quyền lợi nhà đầu tư và bị chính quyền nhiều địa phương cảnh báo, trong đó có cả nội dung Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vũ Thị Thúy có tới 3 tiền án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Vậy tương lai của Bất động sản Nhật Nam sẽ ra sao? Liệu với thương hiệu mới Sông Đà Nhật Nam, doanh nghiệp này có “đổi vận”, hay nhà đầu tư vẫn có nguy cơ mất trắng số tiền của mình? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Sáp nhập Sông Đà 1.01: Cái khó ló cái… khó?

Như đã đề cập trong bài viết phần 1, ngay đầu năm 2023, Bất động sản Nhật Nam đã chính thức sáp nhập với Sông Đà 1.01 (UPCoM: SJC), đồng thời đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam. Đây là kết quả của việc nhóm cổ đông liên quan đến Nhật Nam đã liên tục chi tiền mua vào cổ phiếu của Sông Đà 1.01 nhằm nắm quyền chi phối doanh nghiệp này.

Subscribe kênh YouTube của Sodu để được cập nhật phân tích về các cơ hội đầu tư: https://bit.ly/2H6ubT7

Bất thường trong việc sáp nhập Sông Đà 1.01 và Bất động sản Nhật Nam

Sông Đà 1.01, tên đầy đủ Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Sông Đà 1 – Tổng Công ty Sông Đà, được thành lập theo luật doanh nghiệp trên cơ sở Xí nghiệp Sông đà 1.01 thuộc Công ty Xây dựng Sông Đà 1. Công ty này có trụ sở tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty gồm: xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, công trình thủy điện thủy lợi, công trình giao thông, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng…

Được biết, suốt 4 năm qua, kể từ tháng 11/2018 đến nay, Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 chưa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) để kiện toàn bộ máy nhân sự lãnh đạo, miễn nhiệm và bổ nhiệm các Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) trong bối cảnh hoạt động kinh doanh sa sút. Các dự án chung cư bị gián đoạn, chậm tiến độ do khó khăn tài chính, nợ phải trả quá lớn hơn 1.517 tỷ đồng, gấp 15 lần vốn chủ sở hữu, lợi nhuận thua lỗ…

Trước đó, SJC từng là một trong những doanh nghiệp niêm yết trên HNX từ rất sớm, vào những năm 2007 – 2008. Đến năm 2014, Công ty có vốn điều lệ 72.3 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến nay. Tuy nhiên, cổ phiếu SJC của Sông Đà 1.01 bị hủy niêm yết trên sàn HNX từ ngày 24/06/2021 do vi phạm chậm nộp BCTC năm trong 3 năm liên tiếp từ 2018-2020. Đến tháng 7/2021, cổ phiếu SJC bị hạn chế giao dịch trên sàn UPCoM, chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần do chưa khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế giao dịch. Ngày đầu tiên giao dịch trên sàn UPCoM cũng là ngày cổ phiếu bị hạn chế giao dịch (02/07/2021). Tiếp tục đến đầu tháng 5/2022, cổ phiếu SJC bị duy trì diện hạn chế giao dịch với lý do Công ty chậm công bố thông tin quá 45 ngày so với thời hạn quy định chung đối với BCTC năm 2021 đã được kiểm toán và không có biện pháp khắc phục.

Nhưng kỳ lạ là cổ phiếu SJC bất ngờ tăng “phi mã” từ 1.400 đồng lên 17.800 đồng/cp vào thời điểm đầu năm 2023, tức tăng gấp 12,7 lần.

Diễn biến lạ của SJC được cho đến từ kỳ vọng “game đổi chủ” khi nhóm cổ đông mới xuất hiện gom cổ phần Sông Đà 1.01, gồm: ông Phạm Khánh Phương (trú tại TP.HCM) và bà Vũ Thị Thuý (trú tại Hà Nội). Theo dữ liệu thông tin công bố trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ông Phạm Khánh Phương từng sở hữu 3.235.018 cổ phần SJC (tỉ lệ 46,65% vốn điều lệ Sông Đà 1.01). Đến ngày 25/11/2022, ông Phương đã bán 1.631.622 cổ phần SJC, giảm sở hữu xuống còn 1.603.396 cổ phần, chiếm tỉ lệ 23,12% trên tổng số 7,2 triệu cổ phần lưu hành. Cùng ngày 25/11/2022, bà Vũ Thị Thuý đã mua vào 1.631.622 cổ phần SJC – đúng bằng khối lượng mà ông Phương bán ra, trở thành cổ đông lớn với tỉ lệ 23,53% vốn điều lệ.

Cách đó chưa lâu, vào ngày 28/10/2022 ông Phạm Khánh Phương chỉ mới mua 3.155.718 cổ phần SJC (tỉ lệ 45,51% vốn) và mua thêm 132.200 cổ phần sau đó… Đến ngày 9/12/2022, tỉ lệ sở hữu của ông Phương là 1.682.496 cổ phần (tỉ lệ 24,26%). Như vậy, ông Phương và bà Thuý đã sở hữu 47,38% vốn điều lệ Sông Đà 1.01.

Cùng ngày 28/10/2022, các cổ đông lớn của Sông Đà 1.01 – người có liên quan đến ông Tạ Văn Trung (Giám đốc, Uỷ viên HĐQT, không còn sở hữu cổ phần SJC từ năm 2018) đã đồng loạt bán hết cổ phần SJC, cụ thể: bà Thái Thị Thu Nga – em dâu bán 368.573 cổ phần (5,31%); bà Phạm Thị Loan- vợ ông Trung bán 726.990 cổ phần (10,48%), ông Tạ Văn Bốn – em ruột bán 108.229 cổ phần (1,56%), ông Tạ Trung Hậu- con trai bán 543.193 cổ phần (7,83%). Hai cổ đông lớn khác là bà Phạm Thu Huyền đã bán hết 370.180 cổ phần (5,34%), bà Phạm Hồng Nhung bán hết 370.180 cổ phần (5,34%)… Tổng lượng bán ra của nhóm cổ đông lớn này là 35,86% vốn cổ phần Sông Đà 1.01.

Do cổ phiếu SJC đang trong diện bị kiểm soát, hạn chế giao dịch nên tạm tính theo giá trung bình 5.200 đồng/CP phiên 28/10/2022, nhóm này đã thu về khoảng 13,4 tỷ đồng… Đồng thời, nhóm ông Phạm Khánh Phương và bà Vũ Thị Thuý trở thành cổ đông lớn, rộng đường vào tiếp quản Sông Đà 1.01 – doanh nghiệp sở hữu một số dự án chung cư ở Hà Nội dở dang, chậm tiến độ nhiều năm như EcoGreen số 1 Giáp Nhị, cao ốc Hanoi Landmark 51…

Như đã đề cập trong bài viết trước, bà Thuý được biết đến là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam (Bất động sản Nhật Nam hay Nhật Nam Group), còn ông Phạm Khánh Phương vốn được biết tới với vai trò ca sĩ cùng bản hit nổi bật nhất là “Chiếc khăn gió ấm”, nhưng trong thời gian gần đây ông Phạm Khánh Phương cũng được giới thiệu là một “cổ đông đặc biệt” của Bất động sản Nhật Nam, liên tục xuất hiện trong các sự kiện Nhật Nam tổ chức cũng như trên các ấn phẩm truyền thông, quảng bá của doanh nghiệp này như một đại sứ thương hiệu. Nói cách khác, bà Vũ Thị Thúy và ông Phạm Khánh Phương là nhóm cổ đông liên quan đến Nhật Nam đã sở hữu quyền sở hữu chi phối Sông Đà 1.01.

Ngày 31/12/2022, Công ty CP Sông Đà 1.01 công bố thông tin “đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022” với sự có mặt của 7 cổ đông/người được uỷ quyền, đại diện cho 54,76% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty, đáp ứng điều kiện về tỉ lệ cổ phần dự họp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Do đó, ĐHCĐ bất thường này đã tiến hành việc bầu Chủ toạ và thành viên hỗ trợ, Ban thư kí, để tiến hành biểu quyết nhiều nội dung chương trình gồm: sửa đổi một số nội dung trong Điều lệ Công ty, miễn nhiệm và bầu lại HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, miễn nhiệm Trưởng Ban kiểm soát, chỉ định người thi công dự án bất động sản…

Cụ thể, ĐHCĐ bất thường của Sông Đà 1.01 đã miễn nhiệm toàn bộ 4 thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) kể từ ngày 31/12/2022, gồm:

  • Ông Phạm Thanh Phong – Chủ tịch HĐQT
  • Ông Tạ Văn Trung – Thành viên HĐQT
  • Ông Nguyễn Bình Đông – Thành viên HĐQT
  • Ông Nguyễn Thanh Hiếu – Thành viên BKS

Về việc trì hoãn họp ĐHCĐ, Sông Đà 1.01 giải thích rằng: từ tháng 11/2018 đến nay, do Công ty gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tổ chức ĐHCĐ để kiện toàn bộ máy quản lý, trong các trường hợp bức thiết, HĐQT Công ty đã họp và thống nhất bổ nhiệm, miễn nhiệm một số thành viên HĐQT tạm thời.

ĐHCĐ bất thường cũng thống nhất bầu HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, gồm 5 thành viên:

  • Bà Vũ Thị Thúy
  • Ông Trịnh Văn Tôn
  • Ông Nguyễn Văn Đức
  • Ông Tạ Văn Trung
  • Ông Phạm Khánh Phương

Sau đó, bà Vũ Thị Thuý được HĐQT họp và nhất trí bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện trước pháp luật của Công ty Sông Đà 1.01.

Tuy nhiên, tại thời điểm diễn ra ĐHCĐ bất thường, ông Tạ Văn Trung, Thành viên HĐQT Sông Đà 1.01- là người nhận uỷ quyền của Chủ tịch HĐQT đã vắng mặt. Tất cả các Thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đều vắng mặt. Do đó, các cổ đông có mặt tại Đại hội đã tiến hành họp nhóm tại chỗ để đề cử ông Lê Hà Phương làm Chủ toạ và được cổ đông biểu quyết tán thành 100%.

Sự vắng mặt vào phút cuối của ông Tạ Văn Trung, người ký các văn bản triệu tập họp ĐHCĐ bất thường, các tài liệu họp, và Trưởng Ban kiểm soát công ty đã dẫn tới một tình huống pháp lý nằm ngoài kịch bản. 

Căn cứ Điểm a, Khoản 2 Điều 146 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Chủ tịch HĐQT làm Chủ toạ hoặc uỷ quyền cho Thành viên HĐQT khác làm Chủ toạ cuộc họp ĐHĐCĐ do HĐQT triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên HĐQT còn lại bầu một người trong số họ làm Chủ toạ cuộc họp theo nguyên tắc đa số; trường hợp không bầu được người làm Chủ toạ thì Trưởng Ban kiểm soát điều hành để ĐHĐCĐ bầu chủ toạ cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm Chủ toạ…”, “Trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 146, người ký tên triệu tập họp ĐHĐCĐ có quyền điều hành để ĐHĐCĐ bầu Chủ toạ cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm Chủ toạ…” (Điểm b, khoản 2 Điều 146). 

Luật quy định rõ ràng như vậy, nhưng không hiểu vì sao Sông Đà 1.01 không dừng họp ĐHCĐ bất thường để triệu tập sự có mặt đầy đủ của các thành viên HĐQT và Trưởng Ban kiểm soát cũ, ông Tạ Văn Trung, nhằm tiến hành bầu Chủ toạ ĐHCĐ bất thường đúng quy định, hợp lệ, tuân thủ Luật Doanh nghiệp 2020. Bởi nếu không bầu được Chủ toạ hợp lệ, ĐHCĐ bất thường sẽ không đủ điều kiện tiến hành họp

Thế nhưng, Sông Đà 1.01 và 7 cổ đông có mặt vẫn tự thoả thuận, tự bầu ra một Chủ toạ – ông Lê Hà Phương để điều hành ĐHCĐ bất thường, tiến hành biểu quyết và tán thành 100% đối với toàn bộ các nội dung tờ trình đưa ra. 

Tính hợp lệ, hợp pháp của ĐHCĐ bất thường 2022 của Sông Đà 1.01, Nghị quyết số 01/2022/NQĐHĐCĐ-SJC ngày 31/12/2022 và kết quả bầu HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 có đúng quy định pháp luật hay không, sẽ chờ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm sáng tỏ, sớm công bố thông tin để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của cổ đông, doanh nghiệp. 

Kết quả kinh doanh của Sông Đà 1.01 trước sáp nhập: lỗ kỷ lục

Về kết quả kinh doanh, Sông Đà 1.01 gây thất vọng khi báo lỗ kỷ lục trong năm 2022.

Cụ thể, doanh thu thuần năm 2022 của SJC chỉ ghi nhận gần 7 tỷ đồng, giảm 85% so với năm trước. Công ty cho biết nguyên nhân dẫn đến mức giảm này do trong năm không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, mặt khác chỉ ghi nhận doanh thu từ dịch vụ vận hành nhà chung cư và cho thuê một số tài sản.

Dù doanh thu giảm mạnh nhưng chi phí trong năm của Công ty lại tăng đột biến. Theo đó, SJC phát sinh gần 4.5 tỷ đồng chi phí tài chính, trong khi năm trước không ghi nhận khoản này. Ngoài ra, chi phí quản lý cũng tăng 47%, lên hơn 2 tỷ đồng.

Hệ quả là sau khi trừ chi phí, SJC lỗ ròng gần 5.3 tỷ đồng trong năm 2022. Đây là năm thứ 4 Công ty này bị lỗ kể từ khi bắt đầu công bố thông tin (từ năm 2005) đến nay và cũng là năm lỗ lớn nhất.

Giải thích cho kết quả thua lỗ trong năm 2022, SJC cho biết trong năm, Công ty phải hạch toán toàn bộ tiền lãi chậm trả (thời gian tính lãi từ 01/01/2015-31/10/2022) trên nợ gốc phải trả của quỹ Kinh phí bảo trì dự án nhà chung cư cao tầng Hemisco, dẫn đến làm tăng chi phí. Năm 2021, Công ty lãi nhờ hoàn thành quyết toán chuyển nhượng dự án bất động sản, qua đó bù đắp được các chi phí.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của SJC tại ngày 31/12/2022 là 1,643 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với đầu năm. Phần lớn tổng tài sản của Công ty đến từ khoản mục hàng tồn kho ghi nhận 1,410 tỷ đồng (tăng 2%). Mặt khác, lượng tiền mặt Công ty nắm giữ tăng mạnh từ 3 tỷ đồng lên 16 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả của Công ty cũng tăng 2%, lên 1,549 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay không thay đổi so với đầu năm, được giữ ở mức gần 528 tỷ đồng. Đáng chú ý nhất có lẽ là khoản mục doanh thu chưa thực hiện khi giá trị tăng 5%, lên 699 tỷ đồng.

Lận đận với 2 dự án lớn, bị ngân hàng siết nợ

Trong những tờ trình ban lãnh đạo CTCP Sông Đà 1.01 (UPCoM: SJC) đưa ra tại ĐHĐCĐ bất thường vừa qua, có 1 tờ trình đã không được cổ đông thông qua về việc SJC sẽ giao cho ông Nguyễn Bình Đông – Phó Tổng giám đốc thực hiện thi công dự án Eco Green Tower tại số 1 Giáp Nhị, Hoàng Mai, Hà Nội. Tại đại hội, có đến 99.8% tổng số phiếu biểu quyết không thông qua nội dung này.

Được biết, Eco Green Tower là dự án chung cư 28 tầng, kết hợp giữa căn hộ và dịch vụ thương mại. Tổng diện tích xây dựng khoảng 3,914m2. Chủ đầu tư của dự án là SJC và CTCP Hóa chất.

Tuy có vị trí khá đắc địa, dự án lại bị “vỡ tiến độ” nhiều năm dù theo hợp đồng, chủ đầu tư cam kết giao nhà vào đầu tháng 02/2018. Theo khách hàng mua nhà, sau khi lỡ lượt giao nhà vào tháng 2, SJC trong tháng 06/2018 cam kết giao nhà chậm nhất vào ngày 31/08/2018 nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) – ngân hàng tài trợ vốn cho dự án – cũng cho biết chủ đầu tư chưa thực hiện và hoàn thiện các thủ tục đề nghị phát hành bảo lãnh tới TPBank nên TPBank không có có cơ sở thực hiện bảo lãnh đối với người mua căn hộ tại dự án này.

Sau hơn 1 năm chậm thời hạn bàn giao nhà, ngày 13/05/2019, HĐQT SJC ra quyết định về việc thông qua phương án bán hàng tại dự án này đối với căn hộ còn lại, sàn thương mại, quyền khai thác sàn để xe, thời điểm bán hàng cho CTCP Tập đoàn quốc tế HTK.

Đến ngày 31/07/2019, HĐQT SJC tiếp tục có quyết định về việc chuyển nhượng dự án Eco Green Tower cho Công ty TNHH Thương Mại và Đầu tư Bất động sản Bình Minh. Theo đó, SJC sẽ chuyển nhượng toàn bộ thương phẩm còn lại và các quyền khai thác tại Eco Green Tower gồm: toàn bộ căn hộ được chào bán cho người mua (tổng diện tích khoảng 16,171m2 sàn thông thủy); toàn bộ diện tích sàn thương mại thuộc sở hữu và/hoặc phân chia cho SJC (khoảng 1,708m2); toàn bộ diện tích để xe và/hoặc quyền khai thác sàn để xe cùng các quyền khai thác dịch vụ khác tại dự án thuộc sở hữu và/hoặc phân chia cho SJC.

Tuy nhiên, vào đầu tháng 08/2019, tại địa chỉ thực hiện dự án lại để biển Viễn Đông Star thuộc chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp Viễn Đông. Công ty Bình Minh không thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Công nghiệp Viễn Đông. Dù vậy, tại ngày 30/09/2022, SJC vẫn ghi nhận khoản phải trả ngắn hạn hơn 10.2 tỷ đồng đối với Công ty Bình Minh.

Trước dự án Eco Green Tower, SJC cũng từng vướng phải lùm xùm quanh dự án Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor (tên thương mại Hanoi Landmark 51, sau đổi thành Tòa nhà Tokyo Tower).

Dự án có quy mô 4,557m2 với chiều cao xây dựng 51 tầng nổi (5 tầng trung tâm thương mại) và 4 tầng hầm để xe. Dự án do SJC và Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam – CTCP (Vinafor, HNX: VIF) cùng làm chủ đầu tư. Tại thời điểm công bố dự án (2015), đây là tòa nhà cao thứ 3 Hà Nội, chỉ sau Kaengnam Landmark 72 và Lotte Tower.

Dự án do Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai với giá trị bảo lãnh 1,000 tỷ đồng. HĐQT SJC đã sử dụng tài sản đảm bảo thế chấp là toàn bộ dự án. Tuy nhiên, lùm xùm lại bắt đầu từ đây.

Cụ thể, vào năm 2018, PVcomBank thông báo sẽ thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ để xử lý nợ xấu, trong đó có tòa nhà Tokyo Tower của SJC. Tuy nhiên, phía SJC lại cho rằng việc ngân hàng thu giữ tài sản là không phù hợp.

SJC cho biết, việc PVcomBank thu giữ tài sản bảo đảm trước khi được ĐHĐCĐ thông qua là không phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp. Đồng thời, ngân hàng này đã yêu cầu SJC tự nguyện bàn giao dự án mà không thông báo cho các bên liên quan (đồng chủ đầu tư Vinafor, các khách hàng, nhà đầu tư, nhà thầu…) là không khách quan, minh bạch. Ngoài ra, thời gian mà SJC và Vinafor vẫn là chủ đầu tư của dự án thì PVcomBank đã vượt quá phạm vi xử lý tài sản bảo đảm như tổ chức làm việc với khách hàng mua nhà, cho đối tượng lạ vào khai thác sử dụng dự án.

Phía PVcomBank phản hồi rằng việc thu giữ tài sản đảm bảo đều thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Việc PVcomBank làm việc với khách mua nhà là dựa trên cơ sở người mua muốn thu hồi số tiền đã đầu tư mua căn hộ.

PVcomBank sẽ xử lý Tokyo Tower theo 2 bước. Trước tiên, PVcomBank thuê đơn vị kiểm toán độc lập để định giá công nợ của dự án. Sau đó, tài sản sẽ được ngân hàng bán đấu giá theo quy định. Số tiền thu được sẽ được trừ vào khoản vay của SJC tại PVcomBank, số tiền còn lại sẽ được trả lại cho SJC để giải quyết nghĩa vụ với bên thứ 3.

Trong BCTC quý 3/2022, cả hai dự án Eco Green Tower và Tokyo Tower đều không còn được ghi nhận tại khoản mục tài sản dở dang của SJC. Hiện tại, dự án vẫn trong tình trạng bị bỏ hoang. Một số diện tích xung quanh dự án được tận dụng làm bãi trông, rửa xe ô tô.

Triển khai dự án mới: Vẫn chỉ trên giấy?

Sau khi tiến hành hợp nhất, Sông Đà Nhật Nam cho biết sẽ sớm triển khai lại dự án Hanoi Landmark 51.

Thông tin từ trang chủ của doanh nghiệp này cho thấy, dự án đã mang tên mới là Nhật Nam Plaza. Sông Đà Nhật Nam đưa ra nhiều giới thiệu hoa mỹ về dự án Nhật Nam Plaza, như “lấy ý tưởng từ những tòa tháp chọc trời của Singapore với lối kiến trúc cổ điển”, “sở hữu vị trí vàng đắc địa” hay “chung cư đáng sống bậc nhất Thủ đô”.

Tuy nhiên, ngoài những tuyên bố trên truyền thông, Sông Đà Nhật Nam chưa có hành động cụ thể nào nhằm thực sự “hồi sinh” dự án Hanoi Landmark 51 này. Hiện tại, chưa có bất kỳ thông tin nào về các mốc thời gian dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng mới của dự án.

Trên thực tế, những lo ngại xung quanh khả năng phát triển các dự án của Bất động sản Nhật Nam không phải là không có cơ sở. Còn nhớ, tại thời điểm mới xuất hiện, doanh nghiệp này chỉ hé lộ một dự án duy nhất là khu dân cư cao cấp Nhật Nam Residences tại khu vực Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Theo thông tin vào thời điểm đó, dự án này được khởi công từ tháng 9/2019. Bất động sản Nhật Nam từng tuyên bố rằng quỹ đất của dự án này lên tới hơn 70.000m2 được phân thành 230 nền xây biệt thự, mỗi khu biệt thự dao động từ 120-300m2, với giá bán 50-100 triệu/m2, đồng nghĩa với mức giá thấp nhất 8 tỷ đồng cho mỗi sổ đỏ. Theo như tính toán của Nhật Nam, doanh nghiệp này có thể thu về khoảng 2.000 tỷ từ dự án này.

Thế nhưng, dù từng được quảng bá rầm rộ như vậy, nhưng đến nay, sau gần 3 năm triển khai, vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào cho thấy dự án này đã hoàn thành hay thậm chí là bắt đầu mở bán. Thay vào đó, dự án này dường như đã “biến mất” một cách bí ẩn khỏi các kênh truyền thông của Bất động sản Nhật Nam. Chẳng hạn, trên website chính thức của Sông Đà Nhật Nam, cả trong mục “Các dự án đã thực hiện” cũng như “Các dự án đang thực hiện” của doanh nghiệp này đều không có dự án khu dân cư Nhật Nam Residences hay bất kỳ dự án nào tại Phú Quốc. Trên thực tế, các dự án mà Sông Đà Nhật Nam liệt kê trong mục “Các dự án đã thực hiện“, bao gồm chung cư Hemisco Xa La, chung cư CT1 Văn Khê, chung cư Eco Green Tower hay Hanoi Landmark 51 đều là các dự án mà Sông Đà 1.01 phát triển trước thời điểm sáp nhập với Bất động sản Nhật Nam. Hay nói cách khác, bản thân Bất động sản Nhật Nam gần như không có năng lực và kinh nghiệm phát triển bất động sản ở bất kỳ loại hình nào.

Ngoài dự án Hanoi Landmark 51 (hay Nhật Nam Plaza) tại Hà Nội hiện đang chưa có thông tin cụ thể, và dự án Nhật Nam Residences tại Phú Quốc gần như không còn dấu vết, hiện Sông Đà Nhật Nam cho biết đang triển khai 2 dự án khác là Khu biệt thự cao cấp Nhật Nam tại Sơn Tây – Hà Nội và dự án Khu đô thị mới chợ Nông sản Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang.

Đối với dự án Khu biệt thự cao cấp Nhật Nam tại Sơn Tây – Hà Nội, được biết dự án này vốn có tên là Khu biệt thự Xuân Khanh (Xuân Khanh Villas) được phát triển bởi công ty cổ phần xây dựng số 2 (Vinaconex 2). Tại thời điểm công bố dự án, chủ đầu tư này cho biết dự kiến sẽ hoàn thiện và bàn giao vào tháng 11/2011 với kỳ vọng khu biệt thự trở thành một “ốc đảo xanh” nằm trải dài theo triền đồi, ven theo bờ sông, hoàn toàn tách biệt khỏi những ồn ào, náo nhiệt, khói bụi chốn đô thị, một địa điểm an cư và môi trường sống tuyệt vời cho giới thượng lưu. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, dự án bất ngờ ngừng thi công khi xây dựng xong phần thô.

Đến tháng 5/2021, Bất động sản Nhật Nam góp mặt, tái khởi động dự án dưới tên mới. Khi đó, theo bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Nhật Nam, dự án Khu biệt thự Nhật Nam tại Sơn Tây dự kiến được hoàn thiện và ra mắt vào khoảng quý 3/2022. Tuy nhiên, cho đến nay, dường như dự án mới chỉ hoàn thành một số căn nhà mẫu và chưa chính thức mở bán. Hiện Sông Đà Nhật Nam cũng chưa tiết lộ thông tin nào cụ thể về thời điểm mở bán hay hoàn thành dự án.

Cũng theo thông tin mà Sông Đà Nhật Nam công bố, doanh nghiệp này dự kiến giá bán mỗi căn biệt thự thuộc dự án này nằm trong khoảng 16-25 tỷ đồng/căn. Đây là mức giá cao gấp 3-5 lần so với giá bán biệt thự tại một số dự án khác trong khu vực của một số chủ đầu tư có thâm niên như biệt thự nằm trong Khu đô thị HUD Sơn Tây của Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị. Đây là mức giá có dấu hiệu “ngáo giá” khi mà dự án của Nhật Nam chỉ vỏn vẹn 39 căn, nằm cạnh đất ruộng và hoàn toàn không có bất kỳ tiện nghi nội khu nào.

Dự án còn lại của Sông Đà Nhật Nam là Khu đô thị mới chợ Nông sản Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang. Được biết, tại thời điểm tháng 04/2022, liên danh giữa Bất động sản Nhật Nam và Công ty Cổ phần CONSTREXIM số 1 (CONFITECH) đã trúng thầu dự án này. Theo đó, dự án đặt tại Xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, thuộc Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới chợ Nông sản huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có diện tích 24.088 ha, tổng chi phí thực hiện hơn 219,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện cũng mới chỉ có thông tin về quy hoạch dự kiến của dự án này, chưa có bất kỳ thông tin gì liên quan đến tiến độ triển khai.

Nhìn chung, khả năng hoàn thành các dự án của Sông Đà Nhật Nam vẫn còn là một dấu hỏi, khi mà doanh nghiệp này hiện chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi gần như mọi dự án đều chỉ đang nằm trên giấy. Bên cạnh đó, ngay cả khi các dự án này được hoàn thành, trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang có những diễn biến theo hướng tiêu cực, đến mức ngay cả những đoanh nghiệp bất động sản đầu ngành cũng đang vô cùng khó khăn, thì việc bán được hàng và tạo ra doanh thu đối với Sông Đà Nhật Nam chắc chắn là không hề dễ dàng, đặc biệt là khi đa số các dự án của doanh nghiệp này đều có mức giá bán dự kiến cao hơn so với mặt bằng chung.

Chính vì thế, không loại trừ khả năng sự hồi sinh của dự án Hanoi Landmark 51 dưới tên gọi mới Nhật Nam Plaza cũng sẽ có kết cục tương tự như dự án Saigon One Tower dưới tên gọi mới IFC One Saigon. Cụ thể, dự án Saigon One Tower nằm trên khu đất “vàng”, ngay trục đường lớn Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt (quận 1, TP.HCM), trước đây do Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C làm chủ đầu tư. Saigon One Tower được khởi công năm 2009 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2011, với tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỉ (238 triệu USD thời điểm bấy giờ). Thế nhưng khi công trình đã hoàn thiện khoảng 80% thì dự án bị ngưng thi công suốt nhiều năm.

Sau khi dự án dừng thi công do chủ đầu tư hết tiền, ngân hàng đã siết nợ và đem đấu giá với giá khoảng 7.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần đấu giá không thành công, mãi đến cuối năm 2021 dự án bất ngờ xuất hiện nhiều công nhân và phương tiện máy móc. Cùng với đó, thông tin dự án đã được Công ty Viva Land thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua lại. Tưởng như sau khi về tay chủ mới và được thay mới lớp kính lấy cảm hứng từ con Rồng truyền thuyết trong văn hóa dân gian Việt Nam, thì đến nay, nhiều người lo ngại dự án này một lần nữa sẽ lại “đắp chiếu” khi bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nhiều lãnh đạo cao cấp khác của Tập đoàn này bị bắt.

Nội tại Nhật Nam: Mục tiêu trên trời, kết quả… đi vào lòng đất?

Không khó để thấy rằng, việc theo đuổi một dự án quy mô lại nhiều vấn đề như Hanoi Landmark 51 (nay là Nhật Nam Plaza) đòi hỏi bất cứ doanh nghiệp nào phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Trong trường hợp của Sông Đà Nhật Nam, việc doanh nghiệp này hiện đang theo đuổi cùng lúc nhiều dự án bất động sản khác nhau như dự án Hanoi Landmark 51, dự án Khu biệt thự cao cấp Nhật Nam tại Sơn Tây – Hà Nội và dự án Khu đô thị mới chợ Nông sản Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang lại càng gia tăng yêu cầu đối với khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Thế nhưng, Bất động sản Nhật Nam lại liên tục báo lỗ. Cụ thể nợ phải trả của Nhật Nam năm 2019 là 100,5 tỷ đồng, đến năm 2020 tăng lên 388,5 tỷ đồng, doanh thu lỗ liên tiếp với 2,2 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận ròng của Nhật Nam lần lượt là 35,3 tỷ đồng và 4 tỷ đồng. Đây là những con số “tí hon” khi so với số tiền Nhật Nam đã huy động thông qua tài khoản ngân hàng là 3.800 tỷ đồng (tính đến thời điểm tháng 08/2022). Nói cách khác, giả sử bỏ qua trường hợp “xào nấu” sổ sách kế toán để trốn thuế, thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này cho thấy Bất động sản Nhật Nam đang hoạt động một cách kém hiệu quả.

Ngoài ra, so với những mục tiêu, kế hoạch đầy tham vọng mà Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vũ Thị Thúy từng thông tin với nhà đầu tư, chẳng hạn lên sàn giao dịch chứng khoán trong năm 2021 và phấn đấu lọt top 5 doanh nghiệp BĐS tốt nhất Việt Nam vào năm 2022. Rõ ràng, những kế hoạch này của Nhật Nam đã… đi về nơi xa.

Hay đơn giản ứng dụng di động “Nhật Nam Group”. Doanh nghiệp này từng tiết lộ kế hoạch triển khai ứng dụng di động “hòa nhịp cùng nền kinh tế chia sẻ, mang lại những dịch vụ tiện lợi nhất cho tất cả cộng đồng chung, đặc biệt hướng đến cộng đồng Việt kiều trên toàn thế giới có dịp về lại Việt Nam sẽ rất thuận tiện cho việc tra cứu các địa điểm dịch vụ tiện lợi trên 1 chiếc điện thoại nhỏ bé” để trở thành “đơn vị tiên phong trong công cuộc kết nối điểm dịch vụ tại các khu người Việt trên toàn cầu cùng sử dụng chung 1 nền tảng thanh toán tiện lợi và tối ưu”. Thế nhưng, sau khi ra mắt một phiên bản ứng dụng sơ sài, đến nay ứng dụng Nhật Nam Group đã biến mất không một dấu vết.

Kết luận về Bất động sản Nhật Nam

Có nhiều diễn biến mới, nhưng dường như thực tế đây chỉ là “bình mới rượu cũ” khi mà bản chất của Bất động sản Nhật Nam dường như không có sự thay đổi: một dự án lừa đảo kiểu Ponzi, lấy tiền của người sau trả cho người trước, thu hút những nhà đầu tư thiếu kiến thức, nhẹ dạ cả tin bằng những dự án mà không biết bao giờ mới trở thành sự thật.

Categories
Uncategorized

Bất động sản Nhật Nam có diễn biến mới: Sáp nhập Sông Đà 1.01, chậm trả quyền lợi, nguy cơ mất trắng? (phần 1)

Bất động sản Nhật Nam, hay còn được biết đến với tên gọi Nhật Nam Group, mới đây tiếp tục thu hút nhiều sự chú ý khi có động thái mới nhất là sáp nhập với Sông Đà 1.01 và chính thức đổi tên thành Sông Đà Nhật Nam. Bên cạnh đó, Sông Đà Nhật Nam cũng hé lộ trên truyền thông về một “cổ đông đặc biệt” là ca sĩ Khánh Phương, người nổi tiếng với bản hit “Chiếc khăn gió ấm”.

Tuy nhiên, những động thái mới mà Bất động sản Nhật Nam đưa ra đang không đủ để làm dịu đi những thông tin tiêu cực xung quanh doanh nghiệp này. Chẳng hạn, thời gian gần đây Bất động sản Nhật Nam liên tục thông báo điều chỉnh tỉ lệ và thời gian phân chia lợi nhuận. Ngoài ra, chính quyền nhiều địa phương cũng đã lên tiếng cảnh báo người dân trên địa bàn về rủi ro khi tham gia đầu tư với Nhật Nam.

Vậy tương lai của Nhật Nam sẽ như thế nào? Liệu động thái sáp nhập Sông Đà 1.01 có thể “cứu” Nhật Nam, hay nhà đầu tư bỏ tiền vào Nhật Nam có nguy cơ mất trắng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Diễn biến mới tại Bất động sản Nhật Nam

Bất động sản Nhật Nam đã có nhiều chuyển động mới trong năm 2022, trong đó nổi bật nhất là việc doanh nghiệp này tiến hành sáp nhập Sông Đà 1.01.

Sáp nhập Sông Đà 1.01

Ngay đầu năm 2023, Bất động sản Nhật Nam đã chính thức sáp nhập với Sông Đà 1.01 (UPCoM: SJC), đồng thời đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam. Trước đó, vào ngày 31/12/2022, Sông Đà 1.01 đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) bất thường, qua đó miễn nhiệm miễn nhiệm toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát, đồng thời bầu ra Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 5 thành viên: bà Vũ Thị Thúy (sinh năm 1983, thường trú tại Hà Nội), ông Phạm Khánh Phương (sinh năm 1981, TPHCM), ông Trịnh Văn Tôn (sinh năm 1984, Thái Bình), ông Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1982, Hà Nội) và ông Tạ Văn Trung (sinh năm 1956, Hà Nội).

Subscribe kênh YouTube của Sodu để được cập nhật phân tích về các cơ hội đầu tư: https://bit.ly/2H6ubT7

Trong đó, trừ ông Tạ Văn Trung từng làm việc cho HĐQT của Sông Đà 1.01, những cá nhân còn lại đều không có mối liên quan trước đó đến doanh nghiệp này. Cụ thể, bà Vũ Thị Thúy là cổ đông lớn của SJC với tỷ lệ sở hữu 23,53%, sau khi mua vào hơn 1,6 triệu cổ phiếu SJC vào phiên 25/11/2022 (ước tính giá trị giao dịch khoảng 12 tỷ đồng). Bà Vũ Thị Thúy được biết đến với vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam (Bất động sản Nhật Nam hay Nhật Nam Group).

Ngoài bà Thúy, HĐQT mới của Sông Đà 1.01 còn có ông Phạm Khánh Phương, vốn được biết tới với vai trò ca sĩ cùng bản hit nổi bật nhất là “Chiếc khăn gió ấm”. Ông Phạm Khánh Phương là cổ đông lớn của SJC, sở hữu 24.26% cổ phần. Từ ngày 28/10/2022, sau khi mua gần 3.2 triệu cp chỉ trong 1 phiên, ông Phương trở thành cổ đông lớn của Công ty với tỷ lệ sở hữu 45.51%. Sau 3 lần giao dịch mua bán tiếp theo, đến nay phần sở hữu của ông giảm còn gần 1.7 triệu cp SJC, tương đương 24.26%.

Sơ yếu lý lịch Khánh Phương (cổ đông Bất động sản Nhật Nam)
Sơ yếu lý lịch ca sĩ Khánh Phương khi ứng cử HĐQT Sông Đà 1.01

Hai thành viên còn lại, ông Tôn và ông Đức cũng đang là Phó Tổng giám đốc và thành viên Ban chiến lược của Bất động sản Nhật Nam. Ông Đức còn đồng thời là Tổng Giám đốc CTCP Nam Nhật Khang – một công ty kinh doanh bất động sản khác.

Đáng chú ý, ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương) cũng được giới thiệu là một “cổ đông đặc biệt” của Bất động sản Nhật Nam. Nhân vật này liên tục xuất hiện trong các sự kiện Nhật Nam tổ chức cũng như trên các ấn phẩm truyền thông, quảng bá của doanh nghiệp này như một đại sứ thương hiệu.

Ca sĩ Khánh Phương (thứ hai từ trái sang) và các nhân sự của Bất động sản Nhật Nam
Ca sĩ Khánh Phương (thứ hai từ trái sang) và các nhân sự Nhật Nam

Điều này có nghĩa là Sông Đà 1.01 có sự đổi chủ, với nhóm cổ đông liên quan đến Nhật Nam nắm quyền sở hữu chi phối. Và ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường, HĐQT mới của Sông Đà 1.01 đã bầu bà Thúy làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật công ty, đồng thời là người thực hiện công bố thông tin. Không lâu sau đó, ngày 07/01/2023, Nhật Nam đã tổ chức sự kiện công bố sáp nhập Sông Đà 1.01, trở thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam.

Hội đồng Quản trị mới của Sông Đà 1.01 là nhóm cổ đông liên quan Bất động sản Nhật Nam
Hội đồng Quản trị mới của Sông Đà 1.01 là nhóm cổ đông Nhật Nam

Theo những thông tin mà Sông Đà Nhật Nam công bố, sau khi sáp nhập 2 công ty, ban lãnh đạo sẽ ưu tiên giải quyết những khó khăn nội tại của Sông Đà 1.01 và nhanh chóng tái khởi động dự án Hanoi Landmark 51.

Được biết, dự án Hanoi Landmark 51 nằm tại Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), có tên đầy đủ là Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor (tên thương mại Hanoi LandMark 51, sau đổi thành Tòa nhà Tokyo Tower). Dự án được khởi công vào tháng 4/2015, với tổng vốn đầu tư 988 tỷ đồng. Dự án được phát triển trên nền diện tích gần 4.600m2 với 688 căn hộ, là tòa nhà cao thứ 3 tại Hà Nội chỉ sau Kaengnam Landmark 72 và Lotte Tower vào thời điểm công bố. Thế nhưng hiện tại dự án mới chỉ xây xong phần thô, không thấy có hoạt động xây dựng để hoàn thiện dự án trong khi theo kế hoạch, dự án được hoàn thiện và bàn giao sử dụng vào quý IV/2017.

Sau sự kiện sáp nhập doanh nghiệp của Sông Đà Nhật Nam, dự án này đã mang tên mới là Nhật Nam Plaza.

Ra mắt dự án mới

Bên cạnh việc tiếp quản dự án Hanoi Landmark 51 từ Sông Đà 1.01, Sông Đà Nhật Nam còn công bố thêm nhiều dự án mới trong thời gian vừa qua, trong đó bao gồm dự án Khu biệt thự cao cấp Nhật Nam tại Sơn Tây – Hà Nội và dự án Khu đô thị mới chợ Nông sản Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang.

Cụ thể, Sông Đà Nhật Nam cho biết dự án Khu biệt thự cao cấp Nhật Nam tại Sơn Tây – Hà Nội được khánh thành ra mắt vào tháng 5/2022 vừa qua. Khu biệt thự cao cấp này được mô tả là sở hữu vị trí vàng khi là trung tâm kết nối của 2 tuyến giao thông trọng điểm và huyết mạch là Quốc lộ 32 và Đại lộ Thăng Long. Ngoài những tiện ích sinh hoạt được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của cư dân thì khu biệt thự còn có những tiện ích ngoại khu cực kì tiện lợi như: tọa lạc gần hệ thống các trường học, học viện gồm: trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô, Học viện Hậu Cần 2, Cao đẳng Trinh sát,..

Hình ảnh quảng bá dự án Khu biệt thự cao cấp của Bất động sản Nhật Nam tại Sơn Tây
Hình ảnh quảng bá dự án Khu biệt thự cao cấp Nhật Nam tại Sơn Tây

Mỗi căn biệt thự Sông Đà Nhật Nam cao cấp sẽ có diện tích từ 250 đến 600m2/căn hộ. Diện tích này giúp đem đến một không gian hoàn hảo cho mọi sự sinh hoạt và bố trí nội thất của cư dân. Bên cạnh đó, thiết kế ngoại thất cũng được lấy ý tưởng ” sống xanh” vì khuôn viên được trồng rất nhiều cây xanh, tạo nên một bóng râm mát mẻ đầy sức sống cho khu biệt thự.

Trong khi đó, dự án Khu đô thị mới Chợ nông sản Lục Ngạn – Bắc Giang với quy mô lên đến 24,088 ha được Sông Đà Nhật Nam giới thiệu là điểm sáng trong những thành tựu mà doanh nghiệp nỗ lực đạt được trong năm 2022. Theo đó, sự kiện trúng thầu Khu đô thị mới chợ Nông sản Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang là minh chứng cho những bứt phá của Bất động sản Sông Đà Nhật Nam, trong bối cảnh trải qua nhiều giai đoạn khó khăn với nền kinh tế biến động mạnh, doanh nghiệp này vẫn xuất sắc đạt được dự án mà nhiều đối thủ cùng ngành khao khát có được.

Hình ảnh quy hoạch dự kiến dự án Khu đô thị mới Chợ nông sản Lục Ngạn – Bắc Giang của Bất động sản Nhật Nam
Hình ảnh quy hoạch dự kiến dự án Khu đô thị mới Chợ nông sản Lục Ngạn – Bắc Giang

Cũng theo thông tin từ Sông Đà Nhật Nam, hiện dự án Khu đô thị mới chợ Nông sản huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang đang trong giai đoạn hoàn thiện và sở hữu đầy đủ giấy tờ, pháp lý minh bạch. Sông Đà Nhật Nam dự kiến xây dựng 445 căn biệt thự liền kề và đơn lập, với 3.145 nhân khẩu. Tổng đầu tư giai đoạn 1 theo Sông Đà Nhật Nam là gần 500 tỷ đồng và giai đoạn 2 là 1.200 tỷ, thời gian hoàn thiện từ 18 đến 24 tháng, với doanh thu dự kiến 3.000 tỷ. Các tiện ích của dự án bao gồm khu nhà ở cao tầng, đất thương mại và dịch vụ, nhà văn hóa, trường mầm non, gần các cơ quan, bệnh viện đa khoa và có nhiều bãi đỗ xe.

Những rủi ro mới của Bất động sản Nhật Nam

Chậm trễ trả quyền lợi

Trong khi phía lãnh đạo liên tục đưa ra những thông tin mang tính tích cực nhằm củng cố niềm tin, thì các nhà đầu tư của Bất động sản Nhật Nam (nay là Sông Đà Nhật Nam) lại đang có nhiều lo ngại về số tiền đã tham gia đầu tư với doanh nghiệp này.

Cụ thể, theo thông tin từ báo Công an Nhân dân (CAND), tính từ tháng 9/2022 đến nay, thay vì nhận tiền hoa hồng và một phần tiền gốc theo cam kết, hàng tháng các nhà đầu tư của Nhật Nam chỉ nhận được thông báo điều chỉnh tỉ lệ và thời gian phân chia lợi nhuận, khiến ai cũng như ngồi trên đống lửa.

Đơn cử như trường hợp của chị Hoàng Thị D. (SN 1979), trú tại xã Xuân Đan, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Suốt gần 6 tháng nay, chị D. tất tả chạy đi chạy lại giữa Hà Tĩnh và Nghệ An và cũng có những thời điểm phải ra tận Hà Nội để tìm hiểu về khoản đầu tư đã gửi vào Bất động sản Nhật Nam tại vì sao nhiều tháng trôi qua nhưng không được phân chia lợi nhuận theo hợp đồng đã cam kết. Song, câu trả lời vẫn là sự khất lần, thông cảm và mong khách hàng chia sẻ.

Trước đó, vào tháng 3 và tháng 7/2022, qua lời giới thiệu của một người quen về việc đầu tư, hợp tác kinh doanh siêu lợi nhuận, lãi tức lên đến 144% chỉ trong thời gian 24 tháng, chị D. đã bỏ ra số tiền 200 triệu đồng ký kết hợp 2 hợp đồng hợp tác kinh doanh với Bất động sản Nhật Nam.

Nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản công ty Bất động sản Nhật Nam
Nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản công ty, nhưng khoản tiền lãi và một phần tiền gốc nhận được hàng tháng (nếu có) lại được chuyển từ tài khoản cá nhân bà giám đốc Vũ Thị Thúy là có dấu hiệu che giấu thu nhập, trốn tránh nghĩa vụ kê khai thuế. 

Hai bên thỏa thuận việc Công ty Nhật Nam nhận tiền từ chị D. được toàn quyền sử dụng để đầu tư vào các dự án mà công ty làm chủ đầu tư. Bù lại, chị D. được phân chia lợi nhuận hàng tháng theo tiêu chuẩn của công ty. Cụ thể, với mỗi hợp đồng góp vốn 100 triệu đồng, chị D. được trả mỗi ngày 400.000 đồng, mỗi tháng tính theo 20 ngày làm việc. Sau 24 tháng, số tiền mà chị D. nhận được sẽ là 192 triệu đồng.

Nếu số tiền đầu tư vào công ty càng lớn, thì mức lợi nhuận thu về càng “khủng”, với mức đầu tư thấp nhất là 100 triệu đồng và cao nhất là 5 tỷ đồng. Theo thông báo của công ty, nếu khách hàng đầu tư số tiền ban đầu 5 tỷ đồng, mỗi ngày sẽ thu về 20 triệu đồng và sau 24 tháng, sẽ nhận đủ số tiền 9,6 tỉ đồng. Ngoài ra, khách hàng còn được tặng 2 vé khách hàng và 2 vé nghỉ dưỡng tại Phú Quốc.

Thông báo chuyển đổi hợp đồng từ Bất động sản Nhật Nam sang Sông Đà Nhật Nam
Thông báo chuyển đổi hợp đồng từ Nhật Nam sang Sông Đà Nhật Nam

Những tháng đầu tiên, chị D. đều đặn nhận được số tiền lãi kèm một phần tiền gốc đúng như cam kết, nên rất tin tưởng, kêu gọi thêm anh em, bạn bè gom tiền vào Nhật Nam. Chỉ trong thời gian ngắn, có hàng chục người trên địa bàn huyện Nghi Xuân đã đầu tư. Trong đó, có thể kể đến như chị Nguyễn Thị T. (SN 1985), trú tại xã Cổ Đạm ký 4 hợp đồng với số tiền 400 triệu đồng; chị Phan Thị P. (SN 1978), trú tại xã Xuân Thành, ký 7 hợp đồng với số tiền 700 triệu đồng… Riêng nhóm của chị D., đã đầu tư tổng cộng 1,6 tỉ đồng vào Nhật Nam.

Thông tin từ đại điện Nhật Nam tại Nghệ An, tính từ ngày khai trương vào tháng 8/2020 đến nay, tại khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh đã có hàng trăm nhà đầu tư, với số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, thông báo từ Bất động sản Nhật Nam mà các nhà đầu tư như chị D. nhận được hàng tháng, tính từ tháng 9/2022 đến nay, lấy lý do “với dự định thâu tóm và mua thêm nhiều dự án bất động sản có giá trị sinh lời cao bên ngoài thị trường, công ty tạm thời không chi trả tiền gốc mà chỉ trả tiền lãi 2.8%/tháng để tập trung vốn mua dự án sinh lời”.

Thay đổi pháp nhân hợp đồng

Sau nhiều lần “mong khách hàng thông cảm và ủng hộ”, từ đầu năm 2023, hàng nghìn khách hàng của Nhật Nam bất ngờ nhận được thông báo từ công ty về việc thu hồi hợp đồng gốc để chuyển sang tư cách pháp nhân mới. Cụ thể, theo “thông báo chuyển đổi hợp đồng Nhật Nam sang Sông Đà Nhật Nam” mà công ty gửi cho khách hàng, thì doanh nghiệp này yêu cầu tất cả khách hàng đã ký hợp đồng trước đó phải nộp lại toàn bộ hợp đồng gốc để cấp lại hợp đồng mới mang tên Sông Đà Nhật Nam.

Cùng với đó, Sông Đà Nhật Nam cũng đưa ra nhiều giai đoạn chi trả tiền cho khách hàng. Doanh nghiệp này cũng yêu cầu tất cả hợp đồng phải được chuyển đổi trong tháng 2/2022 thì sau 3 tháng sẽ nhận lãi các tháng 3,4,5 và sẽ được nhận trong tháng 6/2023. Nhà đầu tư nào chuyển đổi chậm sẽ nhận gối đầu theo các tháng.

“Còn những nhà đầu tư không chuyển đổi qua Sông Đà Nhật Nam, quyền lợi vẫn được giữ nguyên cho đến khi tài sản công ty tăng trưởng và bán đi có dòng tiền về sẽ hoàn lại cho nhà đầu tư nhưng không có thời gian cụ thể, phải tuỳ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp”, thông báo nhấn mạnh.

Bị chính quyền cảnh báo – Tổng Giám đốc Vũ Thị Thúy có tới 3 tiền án lừa đảo?

Không chỉ chậm trễ trong việc chi trả quyền lợi cho các nhà đầu tư, từ khoảng cuối năm 2022, Bất động sản Nhật Nam đã liên tục vướng phải các rắc rối về mặt pháp lý, khi mà chính quyền nhiều địa phương đưa ra cảnh báo người dân trên địa bàn về việc đầu tư vào doanh nghiệp này.

Theo đó, vào ngày 18/08/2022, Công an huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã có văn bản thông báo về việc hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam (Bất động sản Nhật Nam hay Nhật Nam Group). Trong văn bản nêu rõ: Theo thông báo của Bộ Công an, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam có trụ sở chính tại phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM. Người đại diện pháp luật là Vũ Thị Thuý (sinh năm 1983 – hộ khẩu thường trú tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa). Cổ đông góp vốn gồm: Vũ Thị Thuý, Mai Thanh Tùng (chồng Vũ Thị Thuý), Vũ Đức Tại.

Các cá nhân này có hành vi huy động vốn thông qua “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, đưa ra yêu cầu bảo mật thông tin và trong hợp đồng đã cam kết không hình sự hóa các tranh chấp, chỉ hòa giải dân sự tại tòa án kinh tế, nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự.

Hiện nay, công ty này thành lập nhiều chi nhánh, văn phòng giao dịch bất động sản tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn với cam kết trả lợi nhuận hàng ngày, tỷ suất lợi nhuận cao (từ 5 – 7%/tháng, tương đương 60 – 84%/năm, kèm theo ưu đãi mua bất động sản).

Văn bản của Công an huyện Bảo Yên (Lào Cai) cảnh báo về Bất động sản Nhật Nam
Văn bản của Công an huyện Bảo Yên (Lào Cai) cảnh báo về Nhật Nam

Sau khi ký hợp đồng và nộp tiền, các nhà đầu tư sẽ được chi trả lợi nhuận hàng ngày vào tài khoản. Số tiền công ty Nhật Nam đã huy động thông qua tài khoản ngân hàng là 3.800 tỷ đồng, nhưng khi chia lợi nhuận cho nhà đầu tư, công ty này không sử dụng tài khoản doanh nghiệp mà sử dụng tài khoản cá nhân của Vũ Thị Thuý (Tổng Giám đốc) để chuyển tiền. Hành vi này có dấu hiệu che giấu thu nhập đã chia cho các nhà đầu tư, qua đó trốn tránh nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân thay cho các nhà đầu tư, vi phạm Luật quản lý thuế.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc với khách hàng, nhân viên công ty Nhật Nam rất đề phòng, từ chối cung cấp hồ sơ và các giấy tờ liên quan đến chương trình đầu tư, pháp lý các dự án thuộc sở hữu của công ty Nhật Nam.

Mục đích sử dụng vốn huy động của công ty Nhật Nam có nhiều dấu hiệu nghi vấn, khả năng hoạt động theo mô hình “ponzi” (lấy tiền của người trước trả cho người sau), đến một thời điểm nào đó dòng tiền của nhà đầu tư đứt gãy, công ty này không còn khả năng chi trả cho nhà đầu tư sẽ nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về an ninh trật tự. Không loại trừ khả năng Công ty Nhật Nam sẽ dùng thủ đoạn giải thể, phá sản doanh nghiệp để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, nhà đầu tư gặp bất lợi khi giải quyết các tranh chấp với công ty này.

Mặt khác, bản thân Vũ Thị Thuý – Giám đốc công ty Nhật Nam đã có 03 tiền án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cho nên nhiều khả năng tiếp tục phạm tội”.

Để bảo vệ tài sản của cán bộ, công nhân viên chức và người dân, kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân và công ty Nhật Nam, Công an huyện Bảo Yên đề nghị các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, cảnh báo đến nhà đầu tư và cán bộ, công nhân viên chức và người dân nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài sản, không tham gia đầu tư tránh gây thiệt hại về kinh tế, phức tạo về an ninh trật tự.

Tiếp đó, ngày 6/9/2022, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hoà Bình đã có Văn bản số 1482 đề nghị các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Phòng Văn hoá – Thông tin… thực hiện tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, doanh nghiệp thông tin liên quan đến công ty Nhật Nam có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh; nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài sản, tránh gây thiệt hại về kinh tế…

Trước đó, ngày 30/8/2022, Văn phòng của UBND tỉnh Hoà Bình đã phát đi Công văn số 7327 gửi các sở, ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh về việc xử lý nội dung liên quan đến công ty Nhật Nam có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình có ý kiến: Căn cứ thông báo của Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an, tại Công văn số 518/ĐK (ngày 4/8/2022) có nêu: Công ty Nhật Nam có người đại diện theo pháp luật là Vũ Thị Thúy (hộ khẩu thường trú khu 4, xã Thạch Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) cùng với các cổ đông là Mai Thanh Tùng và Vũ Đức Tại… có hành vi huy động vốn thông qua “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư…

Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình yêu cầu các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh rà soát các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty Nhật Nam và các doanh nghiệp trên địa bàn có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn tương tự để có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Rà soát các cá nhân: Vũ Thị Thúy (giám đốc), cổ đông góp vốn: Mai Thanh Tùng, Vũ Đức Tại có tài khoản hoặc giao dịch chuyển tiền tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.

Mới đây nhất, cùng với nội dung cảnh báo, UBND TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cũng đã ban hành Văn bản số 2382/UBND-VP yêu cầu UBND các phường, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý, chủ động phòng ngừa vi phạm của công ty Nhật Nam. Dựa trên đề nghị của cơ quan công an thành phố liên quan đến công ty Nhật Nam, UBND TP. Việt Trì cảnh báo các cán bộ, đảng viên, người dân cảnh giác trước “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” của công ty này.

Hiện nay, cơ quan chức năng đang tiếp tục nắm tình hình hoạt động của công ty này và văn phòng đại diện tại thành phố Việt Trì, kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật.

Kết luận về Bất động sản Nhật Nam

Từ những thông tin trên, có thể thấy chỉ trong vòng nửa năm trở lại đây, Bất động sản Nhật Nam đã trải qua nhiều biến động lớn. Hiện niềm tin của không ít các nhà đầu tư Nhật Nam đang xuống rất thấp sau quãng thời gian dài doanh nghiệp này chậm trễ trong việc chi trả quyền lợi, cũng như bị chính quyền nhiều địa phương và cơ quan truyền thông, báo chí “chỉ mặt” cảnh báo. Trong bối cảnh đó, ban lãnh đạo của Nhật Nam đã đưa ra nhiều hứa hẹn về kế hoạch kinh doanh năm 2023 sau khi sáp nhập với Sông Đà 1.01, bao gồm việc tái khởi động dự án Hanoi Landmark 51, cũng như triển khai nhiều dự án mới.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, việc sáp nhập Bất động sản Nhật Nam và Sông Đà 1.01 có nhiều điểm bất thường, có thể ảnh hưởng đến tính hợp pháp của quyết định này, từ đó ảnh hưởng đến việc phát triển các dự án mà Nhật Nam tiếp quản từ Sông Đà 1.01. Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh của Sông Đà 1.01 trước khi sáp nhập vào Nhật Nam cũng không hề tích cực, đồng thời xu hướng tiêu cực chung của thị trường bất động sản tại Việt Nam có thể ảnh hưởng xấu đến những kế hoạch của doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn, mời các bạn đón đọc bài viết phần 2 với những phân tích chi tiết hơn về Sông Đà Nhật Nam, cũng như đánh giá rủi ro mất tiền của các nhà đầu tư đã tham gia.

Categories
Uncategorized

Ton Place là gì? Làm thế nào để kiếm tiền với mạng xã hội Ton Place? Ton Place có lừa đảo?

Ton Place là một mạng xã hội dựa trên nền tảng Web3 đang thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây, nhờ một phần lớn vào lời hứa hẹn về khả năng kiếm tiền từ nó dành cho người dùng, lên tới 100 đô la Mỹ mỗi tuần. Tuy nhiên, liệu những lời hứa hẹn này có phải sự thật, hay chỉ là những chiêu trò của một dự án lừa đảo? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này Ton Place là gì, ai là người đứng sau mạng xã hội này, cách thức kiếm tiền với Ton Place và quan trọng nhất, phân tích liệu Ton Place có phải là một dự án lừa đảo hay không.

Ton Place là gì?

Ton Place là một mạng xã hội trên nền tảng Web3, là một đại diện tiên phong cho xu hướng SocialFi bắt đầu nổi lên từ năm 2022. Theo đó, Ton Place cho phép người dùng kiếm tiền từ các nội dung họ đăng tải hay từ việc nhắn tin với những người theo dõi. Được biết, Ton Place đã được ra mắt từ thời điểm tháng 02/2022 thế nhưng phải đến thời gian gần đây, mạng xã hội này mới bắt đầu được nhiều người chú ý.

Ai đứng sau Ton Place?

Ton Place được phát triển trên The Open Network (viết tắt là TON, tên ban đầu là Telegram Open Network) là nền tảng blockchain Layer 1 tập trung vào yếu tố bảo mật, an toàn và có khả năng mở rộng lên đến hàng triệu giao dịch trên mỗi giây. TON cũng hỗ trợ việc phát triển Web3 nhờ vào lưu trữ dữ liệu phân tán, thanh toán thời gian thực và các dịch vụ phi tập trung (hay còn gọi là dApps). Theo thông tin từ TON Foundation, cho tới nay blockchain này đã xử lý hơn 100 triệu giao dịch, có 2 triệu tài khoản.

Subscribe kênh YouTube của Sodu để được cập nhật các cơ hội kiếm tiền: https://bit.ly/2H6ubT7

Câu chuyện của mạng TON blockchain bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2017, đầu năm 2018. Khi đó, 2 nhà sáng lập của công cụ nhắn tin Telegram là anh em Nikolai Durov và Pavel Durov đang tìm cách khai thác doanh thu từ ứng dụng này, vốn đã thu hút được một lượng người dùng tương đối lớn kể từ khi ra mắt vào năm 2013. Kết quả là mạng blockchain Telegram Open Network (TON) được phát triển, với đồng token nội bộ là GRAM.

Pavel Durov, người sáng lập và CEO của Telegram, cũng là cha đẻ đầu tiên của TON

Để có kinh phí trang trải cho việc phát triển và duy trì công cụ nhắn tin và dự án blockchain mới này, Telegram bắt đầu mở bán token GRAM cho một số nhà đầu tư có tên tuổi. Tuy nhiên, hành động này lại bị Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (Securities and Exchange Commission – SEC) để mắt, và vào năm 2020, Telegram đã buộc phải trả lại hơn 1 tỷ đô la Mỹ đã huy động từ việc bán token GRAM, nộp phạt số tiền 18,5 triệu đô la Mỹ cho SEC và từ bỏ việc tham gia phát triển mạng blockchain TON.

Thế nhưng ngay cả khi Telegram từ bỏ mạng blockchain này, TON vẫn nhận được sự quan tâm của các nhà phát triển trong cộng đồng. Một nhóm nhà phát triển có tên newTON, với người đại diện là 2 nhà phát triển Anatoliy Makosov và EmelyanenkoK đã dựa trên codebase, kiến trúc và các tài liệu liên quan của TON để tiếp tục phát triển nó, đồng thời đổi tên từ Telegram Open Network thành The Open Network với đồng token mới là Toncoin (TON) để phản ánh việc Telegram không còn tham gia. Đến tháng 05/2021, testnet2 sau một thời gian hoạt động ổn định đã được cộng đồng bỏ phiếu để chuyển thành Mainnet, và newTON được đổi tên thành The Open Network (TON) Foundation. Sau đó, vào tháng 08/2021, Telegram cũng chuyển giao tên miền chính thức ban đầu tại địa chỉ ton.org và kho lưu trữ GitHub (repository) cho TON Foundation.

Từ đó đến nay, TON Foundation đã xây dựng một hệ sinh thái xoay quanh mạng blockchain The Open Network (TON), trong đó bao gồm:

  • Mạng blockchain The Open Network (TON): là trung tâm của hệ sinh thái, mạng blockchain này được xây dựng để phục vụ hàng triệu người dùng, đồng thời TON Foundation cũng cho rằng blockchain The Open Network (TON) tối ưu hơn về khả năng mở rộng và xử lý giao dịch so với 2 blockchain lớn khác là Ethereum và Solana.
  • Cầu nối TON-ETH và TON-BSC: các cầu nối giữa mạng blockchain TON với mạng Ethereum và mạng Binance Smart Chain ra mắt vào quý 3/2021
  • TON Storage: Nền tảng lưu trữ dữ liệu phân tán, ra mắt quý 4/2022
  • TON DNS: Dịch vụ gán tên mà người dùng có thể đọc cho các tài khoản, smart contract, dịch vụ và các node, ra mắt quý 2/2022
  • TON Proxy: Dịch vụ truy cập mạng ẩn danh và các dịch vụ khác do TON cung cấp, ra mắt quý 3/2022
  • TON Payments: Kênh thanh toán, giao dịch tức thời trong mạng lưới của TON Blockchain, nhờ áp dụng thanh toán off-chain, ra mắt quý 2/2022
  • Và nhiều ứng dụng phi tập trung (dApps) khác

Ngoài ra, đồng token Toncoin (TON) của mạng blockchain này cũng đã được niêm yết và có thể được giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung (CEX) như Huobi, KuCoin, Bybit, MEXC Global…, cũng như các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap, PancakeSwap, Biswap…

Kiếm tiền với Ton Place như thế nào?

TON Place là một ứng dụng được phát triển dựa trên mạng blockchain The Open Network. Theo thông tin của đội ngũ phát triển TON Place, chỉ một tuần sau khi ra mắt, mạng xã hội này đã thu hút được hơn 70.000 người tham gia cũng như giúp người dùng kiếm được tổng số tiền 35.000 đô la Mỹ.

Ton Place mang xa hoi kiem tien tien ao crypto token ra mat

TON Place, trên thực tế, có mô hình giống với Patreon và OnlyFans, những nền tảng tập trung cho việc giúp những người sáng tạo nội dung (bao gồm cả nội dung khiêu dâm) hơn là một số mạng xã hội phổ biến với đại đa số người dùng hiện nay như Facebook, Instagram hay TikTok. Cụ thể, mạng xã hội TON Place cho phép người dùng kiếm tiền từ nội dung của mình thông qua nhiều cách thức khác nhau.

Đăng bài

Cách đơn giản nhất để người dùng bắt đầu kiếm tiền với TON Place là đăng tải nội dung trên mạng xã hội này. Số tiền kiếm được sẽ phụ thuộc lượt tương tác (thả tim, bình luận, chia sẻ).

Bên cạnh đó, TON Place còn cho người dùng tạo ra các bài đăng trả phí, mà người dùng khác phải trả tiền mới có thể nhìn thấy. Nhờ đó, người tạo ra nội dung sẽ nhận được số tiền người khác trả để nhìn thấy nội dung này. Mức giá cho các bài đăng trả phí có thể được thiết lập bởi người đăng.

Hình ảnh một bài đăng cần trả phí mới có thể “mở khóa”
Người đăng bài có thể chủ động thiết lập mức phí mà người khác phải trả để nhìn thấy nội dung

Một hình thức đăng bài để kiếm tiền khác trên Ton Place là dạng bài đăng kèm theo tùy chọn tương tác, và người dùng khác phải trả phí để xem như dưới đây.

Người dùng phải trả phí cho người tạo nội dung để được xem nội dung tiếp theo mà họ muốn

Nhắn tin (chat) riêng

Ton Place cũng cho phép người dùng nhắn tin với nhau, và qua đó, người tạo nội dung có thể tạo ra các tin nhắn trả phí mà người còn lại phải trả tiền để có thể nhìn thấy. Tương tự như các bài đăng trả phí ở trên, mức giá cho các tin nhắn trả phí có thể được thiết lập tùy biến.

Ton Place private chat
Ton Place đưa ra gợi ý một số người để nhắn tin
Ton Place paid chat
Một tin nhắn trả phí mới có thể xem được

Tạo gói thành viên cá nhân

Ton Place cũng cho phép người dùng tạo các gói thành viên (membership) cá nhân. Các gói này sẽ cho phép những người dùng khác được tiếp cận với những nội dung trả phí ở trên bằng các trả mức phí đều đặn hằng tháng thay vì trả phí để nhìn thấy những nội dung riêng lẻ.

Ton Place membership

Nhận ủng hộ (tip)

Những người tạo nội dung trên mạng xã hội Ton Place còn có thể kiếm tiền bằng việc nhận tiền ủng hộ (tip) từ những người khác. Nút “gửi tiền ủng hộ” (Send a tip) nằm ngay dưới mỗi bài đăng trên mạng xã hội này.

Ton Place tip

Tham gia các cuộc bình chọn (vote)

Nếu đã từng xem bộ phim “The Social Network” nói về sự ra đời của Facebook, có thể bạn sẽ biết việc phiên bản đầu tiên của Facebook có tên là Facesmash, một trang web để người dùng so sánh và bình chọn giữa 2 nữ sinh xem ai hấp dẫn hơn. Ton Place hiện cũng đang có một tính năng tương tự gọi là Battle. Theo đó, người dùng sẽ bình chọn giữa 2 người tạo nội dung xem ai hấp dẫn hơn thông qua việc ủng hộ tiền. Người thắng cuộc là người thu hút được số tiền bình chọn nhiều hơn, và sẽ nhận được toàn bộ số tiền.

Ton Place battle

Những người dùng tham gia bình chọn trong tính năng Battle này cũng sẽ nhận được các nội dung dạng trả phí của những người tạo nội dung, cũng như phần quà từ Ton Place.

Hình thức rút tiền

Mọi giao dịch trên TON Place đều được thực hiện bằng đồng token Toncoin (TON). Một ưu điểm lớn của Ton Place là mạng xã hội này đang thực hiện thanh toán số tiền mà người dùng kiếm được theo ngày. Nếu đã kiếm được tiền dưới dạng token Toncoin (TON) với Ton Place, bạn có thể nhanh chóng rút về các ví tiền điện tử của mình.

Ton Place kiem tien mang xa hoi thanh toan hang ngay

Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, hiện token Toncoin (TON) hiện giao dịch quanh mức giá hơn 2 đô la Mỹ (tương đương khoảng 50.000 Việt Nam đồng) tại thời điểm bài viết.

TON Place token price Toncoin

Ton Place có lừa đảo? Có nên kiếm tiền với Ton Place?

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy Ton Place đang có những ưu điểm nhất định, đặc biệt là đối với những người tạo nội dung đang muốn tìm cách mở rộng cách thức kiếm tiền. Đầu tiên, giao diện của Ton Place hiện khá đơn giản, do đó dễ sử dụng với nhiều người dùng cũng như tốc độ tải khá nhanh và mượt. Ngoài ra, do mới ra mắt, nên Ton Place đang tương đối hào phóng trong chính sách như thanh toán và cho phép rút tiền kiếm được mỗi ngày.

Việc tập trung vào các một thị trường có phần ngách (niche) là nội dung 18+ là một nước đi tương đối khôn ngoan của Ton Place, nhằm tránh đối đầu trực diện với các mạng xã hội sừng sỏ khác như Facebook, TikTok hay Instagram. Trên thực tế, các nội dung 18+ là yếu tố quan trọng giúp một số mạng xã hội quy mô nhỏ như Tumblr sống sót trước các đối thủ lớn, hay các nền tảng như OnlyFans có tốc độ tăng trưởng ấn tượng cả về số lượng người dùng cũng như doanh thu và lợi nhuận chỉ sau một thời gian ngắn, do các nội dung này có đặc điểm là mức độ thu hút và “gây nghiện” cao, đồng thời có nhiều người sẵn sàng chi trả cho các nội dung này.

TON Place feed

Bên cạnh đó, việc kiếm tiền trên Ton Place nhìn chung chưa có rủi ro lớn nào, do để kiếm tiền với mạng xã hội này, bạn chủ yếu chỉ cần đăng tải đều đặn các nội dung thu hút, thay vì phải bỏ tiền mua các gói đầu tư như thường thấy ở các dự án lừa đảo. Do đó, trong trường hợp Ton Place ngưng hoạt động, bạn chủ yếu mất thời gian công sức tạo các nội dung trên mạng xã hội này mà thôi.

Một trường hợp khác là do các giao dịch và doanh thu trên Ton Place đều được tính bằng token Toncoin (TON), nên nếu đồng tiền mã hóa này sụt giảm về giá trị, doanh thu của bạn sẽ không được như kỳ vọng. Tuy nhiên, điều này được phòng ngừa một phần nhờ việc Ton Place được xây dựng dựa trên mạng blockchain The Open Network (TON), vốn đã có một hệ sinh thái tương đối đa dạng với nhiều ứng dụng khác nhau, qua đó gia tăng khả năng giữ giá trị của đồng token TON. So với việc tự tạo ra một đồng token của riêng mình, cách thức triển khai hiện tại của Ton Place có lợi cho người dùng hơn rất nhiều.

Dù vậy, có vài điểm cần lưu ý khi bắt đầu thử nghiệm kiếm tiền với Ton Place. Đầu tiên, mạng xã hội là một lĩnh vực có tính cạnh tranh tương đối cao, nơi mà đến cả những gã khổng lồ như Google cũng từng cố gắng phát triển mạng xã hội của riêng mình (Google+) nhưng chưa thành công. Do đó, việc kiếm tiền với Ton Place có thể đem lại hiệu quả trước mắt, nhưng nếu bạn muốn biến nó thành một nguồn thu nhập chính thì điều này chưa thực sự khả thi, bởi Ton Place vẫn có nguy cơ đóng cửa trong tương lai nếu hoạt động không hiệu quả.

Cũng cần phải nói thêm rằng, mặc dù ban đầu mạng blockchain TON được phát triển bởi Telegram, Telegram hiện hoàn toàn không còn liên quan gì đến mạng blockchain này, mà thay vào đó là tổ chức cộng đồng TON Foundation. Telegram cũng đã chuyển giao tên miền chính thức ban đầu tại địa chỉ ton.org và kho lưu trữ GitHub (repository) cho TON Foundation để thể hiện rõ điều này. Dù cho nhà sáng lập và CEO của Telegram là Pavel Durov từng công khai sự ủng hộ của mình đối với TON Foundation vào cuối năm 2021, TON Foundation vẫn hoàn toàn độc lập với Telegram và cá nhân Pavel Durov (cũng như đồng sáng lập Telegram, Nikolai Durov, người là anh trai của Pavel Durov), và Telegram cũng như cá nhân Pavel Durov và Nikolai Durov không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ vấn đề gì liên quan đến mạng blockchain TON và TON Foundation nói chung và mạng xã hội TON Place nói riêng. Do đó, bất kỳ thông tin nào nói rằng TON Place là một dự án thuộc Telegram hay được phát triển bởi đội ngũ của Telegram là hoàn toàn không chính xác.

Hơn thế nữa, Ton Place cũng không phải là sản phẩm được TON Foundation, mà đại diện là là 2 nhà phát triển Anatoliy Makosov và EmelyanenkoK trực tiếp phát triển. Thay vào đó, mạng xã hội này là sản phẩm của một đội ngũ các nhà phát triển tự do trong cộng đồng những người quan tâm đến mạng blockchain The Open Network. Có thể thấy điều này khi mà trên danh sách các ứng dụng liên quan đến mạng blockchain này, Ton Place được liệt kê nhưng không kèm dấu tick xanh thể hiện các ứng dụng mà TON Foundation trực tiếp phát triển hoặc đã thẩm định.

TON apps blockchain crypto token telegram mang xa hoi ton place

Sau khi đọc những phân tích trên, nếu bạn muốn tự mình trải nghiệm và thử kiếm tiền với Ton Place, bạn có thể đăng ký tài khoản tại đây hoặc truy cập website ton.place (Lưu ý: hiện Ton Place chưa cho phép các IP từ Việt Nam truy cập, do đó bạn cần sử dụng công cụ VPN).

Kết luận

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, Ton Place là một mạng xã hội với nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng đi kèm với những rủi ro nhất định. Dù vậy, việc kiếm tiền với Ton Place tại thời điểm này lại nhận được những chính sách hỗ trợ tương đối hấp dẫn và giá token Toncoin dùng chi trả tương đối ổn định, trong khi nguy cơ mất tiền thấp, do Ton Place không yêu cầu bạn bỏ tiền mua các gói đầu tư như các dự án lừa đảo. Do đó, nếu phù hợp với khả năng của mình, bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm kiếm tiền với mạng xã hội Ton Place, tuy nhiên không nên coi đây là nguồn thu nhập chính.

Categories
Uncategorized

Fintech Land là gì? Fintech Land lừa đảo như thế nào? (phần 2)

Fintech Land đang là một dự án đầu tư thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của cộng đồng nhờ vào mức lợi nhuận hứa hẹn siêu hấp dẫn, như đã giới thiệu trong bài viết phần trước. Tuy nhiên, xoay quanh Fintech Land vẫn có những ý kiến quan ngại về uy tín của doanh nghiệp này, trong đó có những ý kiến cho rằng đây chỉ là một dự án lừa đảo. Vậy đâu là sự thật về Fintech Land? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này để có được cái nhìn chính xác nhất.

Mô hình kinh doanh của Fintech Land

Theo những thông tin từ Fintech Land, doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết kế thi công công trình, dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm: mua bán đất nền, dự án phân lô bán nền, dự án căn hộ, dự án resort nghỉ dưỡng, dự án biệt thự sân vườn, dự án tòa nhà văn phòng, dự án trung tâm thương mại, dự án shophouse thương mại; hoạt động tư vấn thiết kế thi công công trình bao gồm: tư vấn thiết kế và thi công công trình, tư vấn thiết kế và thi công nội thất; hoạt động dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế bao gồm: du lịch trong nước, du lịch quốc tế, phân phối và cho thuê du thuyền. Bên cạnh đó, Fintech Land cũng cho biết doanh nghiệp đang áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) hay công nghệ blockchain, thể hiện qua các sản phẩm sàn giao dịch sàn giao dịch bất động sản công nghệ blockchain, app bất động sản blockchain và hệ thống ngân hàng giao dịch nội bộ doanh nghiệp Fintech Bank Internal.

Tuy nhiên, trên thực tế, Fintech Land không hề có hoạt động kinh doanh nào như những lời hứa hẹn của doanh nghiệp này.

Cụ thể, Fintech Land không có đội ngũ môi giới, cũng không hợp tác với bất kỳ đối tác chủ đầu tư bất động sản nào như Vinhomes, Masterise, Novaland, Sun Group, Sunshine, MIK,… để khai thác nguồn cung căn hộ từ các dự án của các đơn vị này, như các doanh nghiệp môi giới như Cen Land, Đất Xanh, Hưng Thịnh Land, Hải Phát Land đang thực hiện.

Và dù tuyên bố rất nhiều về việc triển khai các dự án phân lô bán nền, dự án căn hộ cao cấp, dự án biệt thực sân vườn, dự án nhà phố liền kề và shophouse thương mại, dự án trung tâm thương mại – căn hộ mini – khách sạn, dự án khu resort nghỉ dưỡng, dự án khu công nghiệp và khu công nghệ cao; thế nhưng các thông tin liên quan đến dự án này từ Fintech Land rất chung chung và sơ sài. Doanh nghiệp này không công bố sở hữu bất kỳ quỹ đất nào, chứ chưa nói đến khả năng khai thác hiệu quả các quỹ đất đó, dù là thông qua việc bán lại hay phát triển các dự án giúp tăng giá trị trên đó.

Subscribe kênh YouTube để nhận phân tích các dự án đầu tư mới nhất: https://bit.ly/2H6ubT7

Tiếp theo, chưa có một dấu hiệu nào về sự tồn tại, dù chỉ là trong giai đoạn nghiên cứu phát triển của sàn giao dịch sàn giao dịch bất động sản công nghệ blockchain, app bất động sản blockchain và hệ thống ngân hàng giao dịch nội bộ doanh nghiệp Fintech Bank Internal – các sản phẩm được Fintech Land “lăng xê” một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, có khả năng rất cao đây chỉ là một miếng “bánh vẽ” của Fintech Land khi cố tình lựa chọn các xu hướng kinh doanh nổi bật, thu hút nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây – một chiêu trò thường thấy trong các dự án lừa đảo. Đó là chưa kể tới việc, dù Fintech Land quảng bá “hệ thống ngân hàng giao dịch nội bộ doanh nghiệp Fintech Bank Internal” là đã được ứng dụng rất thành công tại các quốc gia châu Mỹ như Canada; các quốc gia châu Âu như Anh, Thụy Sỹ, Đức và các quốc gia châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan; thì trên thực tế, không có một loại hệ thống nào như vậy tồn tại cả, có nghĩa đây chỉ là một khải niệm không có thật được Fintech Land “sáng tạo” ra.

Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh rõ ràng duy nhất của Fintech Land cho đến thời điểm hiện tại là thu hút các nhà đầu tư tham gia  chương trình hợp tác đầu tư và phân chia lợi nhuận của Fintech Land. Doanh nghiệp này không ngần ngại tuyên bố những kế hoạch thu hút nhà đầu tư to tát như xây dựng cộng đồng 5.000.000-10.000.000 nhà đầu tư, với 1.000.000-3.000.000 trong số đó là nhà đầu tư quốc tế; hay tạo ra 1.000 tỷ phú, 10.000 triệu phú; tạo ra công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao cho 10.000.000 người. Fintech Land cũng đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư như cấp thẻ VIP cho nhà đầu tư mua BĐS giảm giá 10-15%, giảm giá từ 5-20% cho nhà đầu tư sử dụng thẻ Visa để thanh toán các dịch vụ, sản phẩm của công ty, nhận hoàn gốc 100% bằng cổ phiếu nội bộ của công ty, và sử dụng cổ phiếu để mua bất động sản của công ty và các đơn vị công ty liên kết.

Điều này khiến Fintech Land có dấu hiệu của một dự án lừa đảo theo kiểu Ponzi – dùng tiền đầu tư của người sau trả lợi nhuận cho người trước. Một dự án theo kiểu Ponzi không có mô hình kinh doanh và hoạt động kinh doanh cụ thể, không tạo ra doanh thu từ nguồn nào khác ngoài thu hút tiền đầu tư của các nhà đầu tư mới. Bởi vậy, một dự án theo kiểu Ponzi luôn luôn phải thu hút các nhà đầu tư mới tham gia để duy trì hoạt động cũng như chi trả mức lợi nhuận đã cam kết cho các nhà đầu tư đã tham gia từ trước đó. Tuy nhiên, mô hình Ponzi không thể kéo dài mãi vì số lượng nhà đầu tư không phải vô hạn, và thường kết thúc khi những kẻ chủ mưu bỏ trốn, để lại sau lưng nhiều người mất tiền.

Tính pháp lý của Fintech Land

Theo thông tin từ Fintech Land, doanh nghiệp này có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Fintech Land, được thành lập ngày 04/08/2020, giấy phép kinh doanh số 0316423040, địa chỉ tại tầng 14, tòa nhà HM Town 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, người đại diện theo pháp luật là Tạ Trung Chính.

Khi tra cứu trên các trang thông tin đăng ký doanh nghiệp, Tạ Trung Chính còn là người đại diện theo pháp luật của một pháp nhân khác là Công ty Cổ phần Tập đoàn Fintech Exchange, được thành lập ngày 14/07/2022, giấy phép kinh doanh số 0317386338, địa chỉ tại 03 – 05, đường số 60, Khu phố 1, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Dễ thấy hai pháp nhân doanh nghiệp này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, và cả hai đều có ngành nghề kinh doanh chính theo đăng ký là Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (mã 6810). Ngoài ra, cả hai doanh nghiệp này còn đăng ký hoạt động trong nhiều ngành nghề khác, trong đó bao gồm Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất (mã 6820). Về cơ bản, đăng ký kinh doanh này cho phép các pháp nhân Fintech Land cũng như Fintech Exchange thực hiện đa dạng các hoạt động liên quan đến lĩnh vực bất động sản như môi giới, phát triển dự án hay mua đi bán lại bất động sản để kiếm lời.

Tuy nhiên, theo tuyên bố của Fintech Land, hệ thống ngân hàng giao dịch nội bộ doanh nghiệp Fintech Bank Internal mà doanh nghiệp này sở hữu sẽ hỗ trợ khách hàng, nhà đầu tư vay vốn lên đến 70-90% để mua các sản phẩm bao gồm đất, nhà, shophouse, gian hàng trung tâm thương mại, căn hộ, biệt thự, nhà phố liền kề và các tài sản bất động sản khác. Như vậy, bản chất của hoạt động này là cho vay, hay còn gọi là dịch vụ tín dụng, thường nằm trong ngành nghề kinh doanh là Hoạt động trung gian tiền tệ khác (mã 6419). Dù vậy, cả hai pháp nhân liên quan đến Fintech Land nêu trên đều không đăng ký ngành nghề kinh doanh này, hay bất cứ một ngành nghề kinh doanh nào khác có liên quan đến hoạt động tín dụng. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu Fintech Land có đủ yếu tố pháp lý để thực hiện các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp này tuyên bố hay không.

Cam kết về lợi nhuận của Fintech Land

Theo thông tin từ Fintech Land, các nhà đầu tư quan tâm có thể tham gia hợp tác cùng với doanh nghiệp này thông qua chương trình hợp tác đầu tư và phân chia lợi nhuận. Theo đó, Fintech Land đang hứa hẹn mức lợi nhuận siêu hấp dẫn lên tới hơn 113%/năm, đồng thời nhà đầu tư còn được phân chia lợi nhuận theo ngày. Bên cạnh đó, Fintech Land còn hứa hẹn nhiều quyền lợi khác cho các nhà đầu tư, như giảm giá từ 5-20% cho nhà đầu tư sử dụng thẻ Visa để thanh toán các dịch vụ, sản phẩm của công ty; nhận hoàn gốc 100% bằng cổ phiếu nội bộ của công ty; và sử dụng cổ phiếu để mua bất động sản của công ty và các đơn vị công ty liên kết. Chưa hết, Fintech Land còn tuyên bố doanh nghiệp này có chính sách bảo đảm lợi nhuận và bảo lãnh tuyệt đối cho các nhà đầu tư, theo “tiêu chuẩn dịch vụ 5 sao quốc tế”.

Thế nhưng, đối với những nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm, những tuyên bố này của Fintech Land đặt ra nhiều nghi vấn hơn là khiến họ an tâm. Không nói đến việc, kỳ thực cái gọi là “tiêu chuẩn dịch vụ 5 sao quốc tế” mà Fintech Land liên tục quảng bá dường như không hề tồn tại, mà mức lợi nhuận doanh nghiệp này đang chào mời các nhà đầu tư cao đến mức phi lý. Mức lợi nhuận này tương đương 16 lần so với lãi suất tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, và ít nhất 10 lần hiệu quả đầu tư của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam như Dragon Capital, VinaCapital, SSI, Vietcombank Fund hay VNDirect trong thời gian qua. Nếu như việc đầu tư vào Fintech Land thực sự ưu việt như lời của doanh nghiệp này, với mức lợi nhuận siêu hấp dẫn và được đảm bảo, thì các quỹ đầu tư chuyên nghiệp hay các tỷ phú trong top người giàu đã nhanh chóng tham gia hợp tác đầu tư với doanh nghiệp này, chứ không đến lượt các nhà đầu tư nhỏ lẻ như hiện nay.

Ngoài ra, lợi nhuận từ việc tham gia hợp tác đầu tư với Fintech Land cũng như “đều như vắt chanh”, không hề có chút biến động nào trong toàn bộ thời hạn. Trên thực tế, giá trị các khoản đầu tư sẽ biến động tăng hoặc giảm theo thời gian, do chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay tình hình kinh tế vĩ mô. Do đó, một khoản đầu tư liên tục mang lại lợi nhuận bất kể điều kiện thị trường như Fintech Land có khả năng rất cao là lừa đảo.

Dòng tiền của Fintech Land

Dòng tiền của Fintech Land cũng là một yếu tố mà các nhà đầu tư cần lưu tâm khi tìm hiểu về cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp này.

Xét về dòng tiền ra (cash outflow), Fintech Land đang hứa hẹn rằng nhà đầu tư sẽ được phân chia lợi nhuận theo ngày. Kết hợp với việc mức lợi nhuận cao ngất ngưởng mà Fintech Land cũng đang hứa hẹn, điều này đồng nghĩa với việc mỗi ngày sẽ có một số lượng tiền lớn đi ra khỏi tài khoản của Nhật Nam và đi tới tài khoản của nhà đầu tư nếu như doanh nghiệp này thực hiện đúng cam kết. Bên cạnh đó, Fintech Land còn phát sinh các chi phí hoạt động khác như thuê văn phòng, thù lao cho nhân viên hay các chi phí tổ chức các sự kiện thu hút nhà đầu tư…

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Fintech Land dường như lại không tạo ra dòng tiền vào (cash inflow) nào từ hoạt động kinh doanh, mà dòng tiền vào của Fintech Land hoàn toàn đến từ việc thu hút các nhà đầu tư tham gia hợp tác đầu tư, như đã đề cập ở phần trên.

Điều này càng củng cố nghi ngờ rằng Fintech Land đang hoạt động theo kiểu Ponzi. Theo đó, số tiền lãi mà các nhà đầu tư đang nhận được từ Fintech Land không đến từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này, mà thực tế chính là số tiền mua gói của các nhà đầu tư mới tham gia. Tương tự, các nhà đầu tư mới tham gia này cũng sẽ nhận số tiền lãi từ tiền mua gói của các nhà đầu tư tham gia sau đó nữa.

Kết luận

Một dự án theo kiểu Ponzi thường bắt đầu bằng việc những kẻ lừa đảo tiếp cận một số nhà đầu tư đầu tiên, với lời hứa hẹn về mức lợi nhuận hấp dẫn và đôi lúc là dưới vỏ bọc của những thuật ngữ hoa mỹ khi nói về chiến lược của chúng, tận dụng triệt để sự thiếu hiểu biết và lòng tham của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bản chất của các dự án Ponzi là lừa đảo, bởi số lượng nhà đầu tư không phải vô hạn, và đội ngũ vận hành các dự án Ponzi đã không trung thực với các nhà đầu tư về mục đích sử dụng số tiền đầu tư, cũng như nguồn gốc lợi nhuận mà họ nhận được. Chính vì thế mà kết quả của tất cả các dự án Ponzi đều là sụp đổ khi những kẻ chủ mưu bỏ trốn và rất nhiều nhà đầu tư mất tiền.

Thông qua các phân tích, có thể nhận thấy rằng Fintech Land chắc chắn là một dự án lừa đảo theo kiểu Ponzi. Do đó, bạn không nên tham gia hợp tác đầu tư với Fintech Land.

Categories
Uncategorized

Fintech Land là gì? Fintech Land lừa đảo như thế nào? (phần 1)

Fintech Land đang là một dự án đầu tư nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng trong thời gian gần đây, khi mà doanh nghiệp này đang đưa ra những tuyên bố hấp dẫn về cơ hội đầu tư dựa trên các xu thế đáng chú ý, bao gồm bất động sản, công nghệ tài chính (fintech) và công nghệ chuỗi khối (blockchain). Tuy nhiên, đây cũng là những lĩnh vực mà những đội nhóm đa cấp lừa đảo thường hay lợi dụng, chẳng hạn như Alibaba, Nhật Nam (mảng bất động sản), FVP Trade (mảng fintech) hay QuantumX, Market Peak (mảng blockchain).

Do đó, có không ít người đang đặt ra câu hỏi về việc liệu Fintech Land có phải là một dự án uy tín hay chỉ là một chiêu trò đa cấp, lừa đảo. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu về Fintech Land để có được câu trả lời chính xác nhất.

Fintech Land là gì?

Theo như giới thiệu trên trang chủ, Fintech Land, tên đầy đủ là Công ty cổ phần tập đoàn Fintech Land, được thành lập ngày 04/08/2020, giấy phép kinh doanh số 0316423040, địa chỉ tại tầng 14, tòa nhà HM Town 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, người đại diện theo pháp luật là Tạ Trung Chính, vốn điều lệ đăng ký (không phải vốn thực góp) là 90 tỷ đồng.

Subscribe kênh YouTube để nhận thông tin về cơ hội kiếm tiền mới nhất: https://bit.ly/2H6ubT7

Dự án công nghệ tài chính bất động sản của Fintech Land

Doanh nghiệp này hiện đang xây dựng thương hiệu và phát triển dự án công nghệ tài chính bất động sản Fintech Land, với các hoạt động chính bao gồm: xây dựng thương hiệu Fintech Land, xây dựng cộng đồng Fintech Land, tạo ra triệu phú và tỷ phú, xây dựng giá trị thương hiệu Fintech Land.

Trong đó, các hoạt động cụ thể nhằm xây dựng thương hiệu Fintech Land bao gồm: xây dựng Fintech Land trở thành tập đoàn bất động sản 5 sao tại Việt Nam; xây dựng Fintech Land trở thành tập đoàn tiên phong ứng dụng công nghệ blockchain trong kinh doanh bất động sản và giao dịch mua bán bất động sản quốc tế; xây dựng mô hình kiểu mẫu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý, vận hành doanh nghiệp; xây dựng trung tâm giao dịch tài chính, bất động sản mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam.

Các hoạt động cụ thể nhằm xây dựng cộng đồng Fintech Land bao gồm: xây dựng cộng đồng nhà đầu tư, khách hàng 5.000.000 – 10.000.000 thành viên trong thời gian 5 năm; xây dựng nhà đầu tư từ 1.000.000 – 3.000.000 nhà đầu tư quốc tế trong thời gian 5 năm; xây dựng cộng đồng giao dịch bất động sản trên sàn giao dịch công nghệ blockchain đạt lượng 100.000 – 1.000.000 giao dịch/ngày.

Các hoạt động cụ thể nhằm tạo ra triệu phú và tỷ phú bao gồm: tạo ra 1.000 tỷ phú, 10.000 triệu phú; tạo ra công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao cho 10.000.000 người.

Các hoạt động cụ thể nhằm xây dựng giá trị thương hiệu Fintech Land bao gồm: thu hút nguồn quỹ quốc tế về Việt Nam 10.000.000 – 20.000.000 USD/năm; xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, hiệu quả, sôi động, hấp dẫn và hợp pháp; xây dựng thành công tập đoàn Fintech Land và tạo ra một thương hiệu có giá trị 5 tỷ USD năm 2025.

Lĩnh vực kinh doanh của Fintech Land

Theo giới thiệu của Fintech Land, doanh nghiệp này hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết kế thi công công trình, dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm: mua bán đất nền, dự án phân lô bán nền, dự án căn hộ, dự án resort nghỉ dưỡng, dự án biệt thự sân vườn, dự án tòa nhà văn phòng, dự án trung tâm thương mại, dự án shophouse thương mại; hoạt động tư vấn thiết kế thi công công trình bao gồm: tư vấn thiết kế và thi công công trình, tư vấn thiết kế và thi công nội thất; hoạt động dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế bao gồm: du lịch trong nước, du lịch quốc tế, phân phối và cho thuê du thuyền.

Fintech Land cho biết hiện đang có 3 văn phòng tại Việt Nam và nhiều văn phòng tại nước ngoài. Trong đó, các văn phòng tại Việt Nam có địa chỉ như sau:

  • Văn phòng giao dịch miền Bắc: số 9 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng giao dịch miền Trung: 664 đường 2 tháng 9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Văn phòng giao dịch miền Nam: 116-118 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Fintech Land cho biết mình có các văn phòng đại diện tại Thái Lan, Canada, Dubai, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc, Úc, Campuchia, Đan Mạch, Đài Loan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc.

Cũng theo thông tin từ Fintech Land, doanh nghiệp này phát triển dựa trên 3 nền tảng chủ đạo là nền tảng tài chính, nền tảng bất động sản và nền tảng công nghệ. Cụ thể, các nền tảng tài chính của Fintech Land bao gồm tài chính số, tài chính online, tài chính ngân hàng, thương mại hóa toàn cầu, diễn đàn thanh toán quốc tế; các nền tảng bất động sản gồm dự án đất nền, dự án căn hộ, nhà phố liền kề, dự án căn hộ mini, dự án biệt thự sân vườn, dự án resort nghỉ dưỡng, dự án trung tâm thương mại, dự án shophouse thương mại; còn các nền tảng công nghệ bao gồm phần mềm quản trị, các ứng dụng công nghệ, app công nghệ blockchain, công nghệ trí truệ nhân tạo (AI).

Chiến lược kinh doanh của Fintech Land

Fintech Land đề ra 5 chiến lược kinh doanh chính, bao gồm: xây dựng cộng đồng khách hàng và nhà đầu tư, lựa chọn sản phẩm, xây dựng quy trình kinh doanh hoàn hảo và khép kín, sử dụng và áp dụng công nghệ blockchain trong hoạt động kinh doanh, xây dựng thị trường đầu tư và kinh doanh quốc tế.

Cụ thể, để xây dựng cộng đồng khách hàng và nhà đầu tư, Fintech Land cho biết doanh nghiệp này sẽ tạo ra dòng vốn lớn bổ sung thường xuyên và liên tục; tạo ra môi trường kinh doanh bất động sản cho khách hàng và nhà đầu tư làm quen và tập kinh doanh; tạo ra môi trường làm việc cho cán bộ, nhân viên, các chuyên viên tư vấn đầu tư và tư vấn bất động sản; tạo ra các nhà đầu tư chiến lược và khách hàng giao dịch bất động sản thường xuyên. Đối với chiến lược lựa chọn sản phẩm, Fintech Land lựa chọn các sản phẩm chủ lực, bất động sản, tài chính, ngoại hối ba chiều. Để xây dựng quy trình kinh doanh hoàn hảo và khép kín, Fintech Land tuyên bố sẽ ứng dụng công nghệ AI quản lý và điều hành, cũng như dịch vụ phục vụ khách hàng đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế.

Còn để sử dụng và áp dụng công nghệ blockchain trong hoạt động kinh doanh, Fintech Land hé lộ thông tin về app bất động sản blockchain và sàn giao dịch bất động sản công nghệ blockchain. Và cuối cùng, nhằm xây dựng thị trường đầu tư và kinh doanh quốc tế, Fintech Land sẽ mã hóa tài sản bất động sản để giao dịch quốc tế; đồng thời xây dựng nhà đầu tư và khách hàng quốc tế.

Tiêu chuẩn dịch vụ của Fintech Land

Fintech Land tuyên bố thương hiệu của mình đạt tiêu chuẩn dịch vụ 5 sao quốc tế, thể hiện qua các yếu tố:

  • Văn phòng tiêu chuẩn 5*
  • Chính sách bảo đảm lợi nhuận và bảo lãnh tuyệt đối
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhà đầu tư hoàn hảo
  • Mô trường đầu tư an toàn, hiệu quả, sôi động, hấp dẫn, hợp pháp
  • Sản phẩm đa dạng và được mã hóa
  • Chương trình hậu mãi trọn đời
  • Cấp thẻ VIP cho nhà đầu tư mua BĐS giảm giá 10-15%

Cách thức Fintech Land ứng dụng công nghệ trong hoạt động đầu tư kinh doanh

Fintech Land cho biết doanh nghiệp này thực hiện ứng dụng công nghệ trong hoạt động đầu tư kinh doanh theo 3 định hướng chủ đạo, bao gồm công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động điều hành doanh nghiệp, app công nghệ blockchain trong kinh doanh bất động sản và sàn giao dịch bất động sản công nghệ blockchain.

Đại diện Fintech Land giới thiệu về doanh nghiệp trong một sự kiện
Đại diện Fintech Land giới thiệu về doanh nghiệp trong một sự kiện

Theo đó, Fintech Land ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động điều hành doanh nghiệp đối với các hoạt động quản lý nhân sự và phòng ban; khai thác data khách hàng; điều hành hoạt động kinh doanh công ty; phân tích thị trường, khách hàng và tính năng của sản phẩm; tìm kiếm và phát triển nhà đầu tư trong nước và quốc tế; phân tích hiệu quả sản phẩm, dịch vụ và kết quả kinh doanh.

Đối với app công nghệ blockchain trong kinh doanh bất động sản, Fintech Land ứng dụng công nghệ quét định vị vệ tinh thửa đất; kiểm tra quy hoạch, tổng thể vị trí khu đất; cập nhật giá cả thị trường xung quanh; phân tích tiện ích xung quanh: kết nối giao thông, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại và các tiện ích khác; đánh giá tính khả thi và khả năng tăng giá sản phẩm.

Còn với sàn giao dịch bất động sản công nghệ blockchain, Fintech Land thực hiện mã hóa thông tin bất động sản mã sản phẩm; tích hợp trên sàn giao dịch công nghệ blockchain; công khai, minh bạch thông tin sản phẩm, giá sản phẩm; giao dịch nhanh, hiệu quả đầu tư cao.

Đặc biệt, sàn giao dịch bất động sản công nghệ blockchain tại địa chỉ fintechlandblockchain.info được Fintech Land quảng bá là có tính ưu việt khi mà doanh nghiệp này cam kết về thông tin sản phẩm, giá cả các sản phẩm và giao dịch chuyển nhượng an toàn. Fintech Land cũng hứa hẹn sàn giao dịch bất động sản công nghệ blockchain này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, nhờ vào việc khách hàng không cần đi xem vị trí đất vẫn có đầy đủ thông tin và hình ảnh, không cần mất chi phí xác minh quy hoạch và giá cả thửa đất vì đã được xác minh bằng công nghệ blockchain chi tiết và chính xác; cũng như tiết kiệm chi phí chuyển nhượng và chi phí khác vì sản phẩm đã được mã hóa bằng ký hiệu và các hoạt động mua bán dựa trên ký hiệu mua bán, trong đó Fintech Land làm chứng và chuyển giao quyền sở hữu cho khách hàng mới.

Ngoài ra, Fintech Land cũng quảng bá rằng doanh nghiệp này là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu hệ thống ngân hàng giao dịch nội bộ doanh nghiệp Fintech Bank Internal hỗ trợ các nhà đầu tư và khách hàng mua tài sản bất động sản để ở hoặc đầu tư kinh doanh một cách đơn giản, thủ tục nhanh gọn không đòi hỏi chứng minh thu nhập và lãi suất hợp lý. Cụ thể, Fintech Land cho biết hệ thống này sẽ hỗ trợ khách hàng, nhà đầu tư vay vốn lên đến 70-90% để mua các sản phẩm bao gồm đất, nhà, shophouse, gian hàng trung tâm thương mại, căn hộ, biệt thự, nhà phố liền kề và các tài sản bất động sản khác. Theo Fintech Land, hệ thống ngân hàng giao dịch nội bộ doanh nghiệp đã được ứng dụng rất thành công tại các quốc gia châu Mỹ như Canada; các quốc gia châu Âu như Anh, Thụy Sỹ, Đức và các quốc gia châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan.

Lộ trình phát triển Fintech Land

Theo thông tin từ Fintech Land, doanh nghiệp này đã vạch ra lộ trình phát triển với 2 giai đoạn chính: giai đoạn 1 (2022-2025) và giai đoạn 2 (2025-2030).

Trong giai đoạn 1 (2022-2025), Fintech Land đã thực hiện thành lập doanh nghiệp tại thời điểm 04/08/2020, với số vốn điều lệ 90 tỷ đồng. Fintech Land cho biết giai đoạn này cơ cấu doanh nghiệp gồm 3 bộ phận chính là Khối văn phòng giao dịch (gồm văn phòng giao dịch miền Bắc, miền Nam và miền Trung), Khối văn phòng giao dịch quốc tế (gồm văn phòng tại Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Anh, Thượng Hải, Hong Kong, Singapore, Thái Lan và Dubai) cùng Khối thị trường (chịu trách nhiệm xây dựng thị trường 63 tỉnh thành và thị trường đầu tư quốc tế).

Trong giai đoạn 2 (2025-2030), Fintech Land cho biết sẽ tăng vốn điều lệ 2.000-5.000 tỷ đồng, phát hành 2.000.000-5.000.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000/cổ phiếu, đồng thời xây tòa nhà trụ sở 30-50 tầng tại TP. Hồ Chí Minh, tòa nhà văn phòng giao dịch miền Bắc tại Hà Nội 20-40 tầng. Fintech Land cũng dự kiến xây dựng cộng đồng 5.000.000-10.000.000 nhà đầu tư, với 1.000.000-3.000.000 trong số đó là nhà đầu tư quốc tế, cùng với việc hoàn thành sàn giao dịch bất động sản Fintech Land quốc tế tại Việt Nam.

Fintech Land cũng sẽ thực hiện các dự dán bất động sản trong thời gian này, bao gồm dự án phân lô bán nền, dự án căn hộ cao cấp, dự án biệt thực sân vườn, dự án nhà phố liền kề và shophouse thương mại, dự án trung tâm thương mại – căn hộ mini – khách sạn, dự án khu resort nghỉ dưỡng, dự án khu công nghiệp và khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, Fintech Land sẽ thành lập sàn giao dịch bất động sản công nghệ blockchain giao dịch trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, doanh nghiệp này sẽ xây dựng thương hiệu Fintech Land trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước, quốc tế và đưa Fintech Land đạt giá trị 5.000.000.000 USD, đồng thời đưa nguồn vốn nước ngoài về Việt Nam từ 5.000.000.000-10.000.000.000 USD.

Đầu tư kiếm tiền với Fintech Land như thế nào?

Theo giới thiệu trên trang chủ, các nhà đầu tư quan tâm có thể tham gia hợp tác cùng với Fintech Land thông qua chương trình hợp tác đầu tư và phân chia lợi nhuận. Theo đó, Fintech Land đang hứa hẹn mức lợi nhuận siêu hấp dẫn lên tới hơn 113%/năm, đồng thời nhà đầu tư còn được phân chia lợi nhuận theo ngày.

Chẳng hạn, nếu bạn đầu tư 10.000.000 đồng cho Fintech Land, mỗi ngày bạn sẽ nhận được số tiền lãi là 31.500 đồng, tương đương tiền lãi mỗi tuần là 220.500 đồng và tiền lãi mỗi tháng là 945.000 đồng. Như vậy, sau 1 năm đầu tư số tiền 10.000.000 đồng với Fintech Land, bạn sẽ nhận được số tiền lãi là 11.340.000 đồng. Tương tự, nếu bạn đầu tư số tiền lớn hơn là 100 tỷ đồng, sau 1 năm bạn sẽ nhận được số tiền lãi là 113.400.000.000 từ Fintech Land.

Bên cạnh đó, Fintech Land còn hứa hẹn nhiều quyền lợi khác cho các nhà đầu tư, như giảm giá từ 5-20% cho nhà đầu tư sử dụng thẻ Visa để thanh toán các dịch vụ, sản phẩm của công ty; nhận hoàn gốc 100% bằng cổ phiếu nội bộ của công ty; và sử dụng cổ phiếu để mua bất động sản của công ty và các đơn vị công ty liên kết.

Fintech Land có lừa đảo? Có nên đầu tư vào Fintech Land?

Với những thông tin đã nêu, Fintech Land dường như có thể coi là một kênh đầu tư siêu hấp dẫn, do đó đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, đâu là lý do vẫn còn tồn tại nhiều điều nghi ngờ xoay quanh doanh nghiệp này?

Mời các bạn theo dõi tiếp phần 2 với các phân tích chi tiết về Fintech Land của Sodu.asia.

StepN là gì? StepN đa cấp, lừa đảo? Có nên kiếm tiền với StepN? (phần 1)

StepN là một dự án đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của cộng đồng mạng trong thời gian gần đây, khi hứa hẹn người tham gia cơ hội kiếm được 300-450 USD một ngày chỉ bằng việc đi hoặc chạy bộ trong 60 phút. Tại Việt Nam, có hàng chục nghìn người đang tham gia kiếm tiền với StepN. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng đây là một mô hình đa cấp. Vậy đâu là sự thật về StepN? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

StepN là gì?

StepN là một ứng dụng phong cách sống theo xu hướng GameFi (trò chơi điện tử kèm theo yếu tố tài chính) trong bối cảnh Web3. StepN là ứng dụng tiên phong tạo ra mô hình move to earn (M2E – di chuyển để kiếm tiền) được dự đoán sẽ trở thành một trào lưu tiếp nối sự thành công của mô hình play to earn (P2E – chơi game để kiếm tiền) với những cái tên như Axie Infinity, The Sandbox,…

StepN được phát triển trên mạng blockchain Solana và ra mắt bản Beta đầu tiên vào ngày 20/12/2021. Sau khi ra mắt phiên bản ứng dụng có thể tải về từ App Store và Google Play vào tháng 02/2022, đội ngũ phát triển cho biết số lượng người dùng hoạt động tháng (MAU) của StepN đã đạt mức 66,000.

Tại thời điểm của bài viết này, StepN đã đạt khoảng hơn 1 triệu lượt download ứng dụng, theo số liệu từ App Store và Google Play. Ngoài ra, StepN cũng đã chiến thắng cuộc thi Solana Ignition Hackathon – Gaming Track.

Theo lộ trình (roadmap), StepN đã phát triển và ra mắt phiên bản ứng dụng, bắt đầu cho phép mua bán, trao đổi vật phẩm NFT qua sàn giao dịch (marketplace) trong ứng dụng. Trong năm 2022 này, StepN sẽ tiếp tục ra mắt một số tính năng như cho thuê giày NFT, tính năng thành tựu (achievement), hệ thống thử thách (quest), tổ chức các sự kiện online…

Subscribe kênh YouTube để nhận thông tin về cơ hội kiếm tiền mới nhất: https://bit.ly/2H6ubT7

GST là gì? GMT là gì?

GST (Green Satoshi Token) và GMT (Green Metaverse Token) là 2 đồng token liên quan đến dự án StepN.

Cụ thể, GST đóng vai trò token tiện ích (utility token). Bạn có thể kiếm GST bằng cách chạy bộ & tham gia các hoạt động trong game. GST được dùng để mua bán, sửa chữa, nâng cấp,… các vật phẩm NFT trong StepN, và có thể dùng để swap sang token Solana (SOL) hoặc stablecoin USDC.

Trong khi đó, GMT đóng vai trò token quản trị (governance token) của dự án. Bạn cũng có thể kiếm GMT token bằng cách chạy bộ & tham gia các hoạt động trong game. GMT được dùng để phân phối lợi nhuận (profit) của game và các hoạt động nâng cao (high-level) trong game như thay đổi tên giày NFT và nâng cấp. GMT cũng có thể swap sang token Solana (SOL) hoặc stablecoin USDC (chỉ khi bạn đạt level  30).

Ngoài ra, StepN còn có cơ chế burn để giảm lượng lượng lưu thông của GMT và GST token, thông qua các hoạt động như: Sneaker Repair, Sneaker Unlock/Reset, Customisation Fee, Level Up Sneaker, Sneaker Minting, Upgrade Gems.

Chi tiết GST

  • Token Name: Green Satoshi Token
  • Ticker: GST
  • Blockchain: Solana
  • Token Standard: SPL
  • Contract: AFbX8oGjGpmVFywbVouvhQSRmiW2aR1mohfahi4Y2AdB
  • Token Type: Utility
  • Total Supply: Unlimited
  • Circulating Supply: 6,344,460.00 GST

Chi tiết GMT

  • Token Name: Green Metaverse Token
  • Ticker: GMT
  • Blockchain: Solana
  • Token Standard: SPL
  • Contract: 7i5KKsX2weiTkry7jA4ZwSuXGhs5eJBEjY8vVxR4pfRx
  • Token Type: Governance
  • Total Supply: 6,000,000,000
  • Circulating Supply: Updating…

Chi tiết token allocation và kế hoạch phát hành

Kiếm tiền với StepN như thế nào?

Điều tạo nên sức hút của StepN so với các ứng dụng đo bước đi hoặc chạy bộ thông thường là khả năng kiếm tiền với ứng dụng này. Theo Jerry Huang, đồng sáng lập StepN: “Một người chơi mới có thể kiếm được 20-30 USD mỗi ngày bằng cách đi bộ hoặc chạy trong 10 phút. Một người chơi chuyên nghiệp có thể kiếm được 300-450 USD một ngày khi đi hoặc chạy trong 60 phút”.

Vậy làm thế nào để bắt đầu kiếm tiền với StepN? Sodu sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết từng bước trong phần này của bài viết.

Tải ứng dụng StepN

Để bắt đầu kiếm tiền với StepN, đầu tiên bạn cần tải và đăng ký tài khoản trên ứng dụng này. Để tải ứng dụng, bạn truy cập App Store (nếu dùng iOS) hoặc Google Play (nếu dùng Android) và tìm theo từ khóa StepN để tải ứng dụng. Bạn cũng có thể tải ứng dụng bằng cái quét mã QR trên trang chủ StepN.

Sau khi cài đặt, bạn mở ứng dụng, nhập địa chỉ email đăng ký và nhấn “Send code”. Hệ thống của StepN sẽ gửi mã xác nhận về email của bạn. Bạn điền mã xác nhận và nhấn “Login” để đăng nhập ứng dụng.

Tạo ví

Bạn sẽ cần tạo ví trong ứng dụng để phục vụ các giao dịch như nạp token mua giày, lưu trữ các token được trả thưởng cũng như lưu trữ các vật phẩm dạng NFT của mình như giày hay ngọc (gem).

Để tạo ví, sau khi đăng nhập, bạn chọn biểu tượng ví ở góc trên bên phải.

Tiếp theo, bạn chọn tab “Wallet”. Tại đây bạn chọn “Create a new wallet” để tạo ví mới, hoặc chọn “Import a wallet using Secret Phase” để khôi phục ví Solana nếu bạn đã có sẵn ví. Trong trường hợp bạn tạo ví mới, bạn nhập mật mã 6 chữ số và xác nhận.

Sau đó, bạn sẽ nhận được secret phrase bao gồm 12 từ khóa, dùng để khôi phục địa chỉ ví trên các thiết bị khác. Hãy lưu giữ secret phase này một cách bảo mật.

Sau khi hoàn thành thiết lập ví, bạn có thể nhấp vào biểu tượng avatar ở góc trên bên trái để cài đặt một số thông tin cơ bản như mật khẩu, giới tính, biệt danh,… cũng như tìm hiểu một số chỉ số trong game.

Mua giày NFT

StepN yêu cầu người chơi phải sở hữu một đôi giày NFT mới có thể bắt đầu kiếm tiền, tương tự như việc Axie Infinity yêu cầu người chơi xây dựng đội quân gồm 3 thú cưng axie đầu game. Trong thời gian tới, đội ngũ phát triển của StepN sẽ ra mắt tính năng thuê giày từ người khác trên sàn giao dịch (marketplace). Tuy nhiên, hiện bạn chỉ có thể có giày NFT bằng cách mua đứt chúng bằng token Solana (SOL). Do đó, bạn sẽ cần nạp token SOL vào ví trên StepN. Bạn có thể mua SOL trên các sàn giao dịch tập trung như Binance, FTX, Crypto.com hay ONUS…, sau đó chuyển vào ví.

Để chuyển SOL về ví, trong phần Wallet, bạn nhấn “Receive” hoặc click vào token mà mình muốn nhận rồi chọn “Receive”. Sau đó, bạn chọn “Copy Address” để sao chép địa chỉ ví hoặc lấy địa chỉ QR. Bạn sử dụng địa chỉ này làm địa chỉ nhận SOL chuyển từ ví khác.

Tiếp theo, để mua giày, bạn cần chuyển token SOL từ ví sang tài khoản Spending. Tại giao diện ví, bạn chọn “Transfer”, sau đó chọn “To Spending”. Bạn chọn token SOL và số lượng, rồi nhấn “Confirm Transfer” để xác nhận.

Lúc này, bạn đã có thể mua giày NFT. Hiện trong StepN có 4 loại giày với những thuộc tính khác nhau, bao gồm:

  • Walker: khi tiêu hao 1 năng lượng sẽ kiếm được 4 điểm phần thưởng GST. Yêu cầu tốc độ di chuyển để kiếm được phần thưởng là 1-6km/h.
  • Jogger: khi tiêu hao 1 năng lượng sẽ kiếm được 5 điểm phần thưởng GST. Yêu cầu tốc độ di chuyển để kiếm được phần thưởng là 4-10km/h.
  • Runner: khi tiêu hao 1 năng lượng sẽ kiếm được 6 điểm phần thưởng GST. Yêu cầu tốc độ di chuyển để kiếm được phần thưởng là 8-20km/h.
  • Trainer: khi tiêu hao 1 năng lượng sẽ kiếm được 4-6 điểm phần thưởng GST. Yêu cầu tốc độ di chuyển để kiếm được phần thưởng là 1-20km/h.

Để mua giày NFT, tại màn hình chính, bạn nhấn vào dấu cộng trên hình đôi giày hoặc biểu tượng giỏ hàng ở góc dưới bên phải để vào NFT Marketplace. Tại đây, bạn có thể mua giày NFT hoặc hộp giày (shoebox) mở ra giày ngẫu nhiên. Ngoài ra bạn cũng có thể mua gem tại đây. Để thuận tiện hơn trong việc lựa chọn vật phẩm NFT ưng ý, bạn có thể chọn Filter để điều chỉnh sản phẩm, loại giày, độ hiếm,…

Các đôi giày NFT trong StepN sẽ có một số thông tin như sau:

  • Bốn ô khóa quanh giày: Nơi anh em có thể gắn Gem vào, khi nâng cấp giây lên level cao hơn thì các ô khóa sẽ chuyển sang màu của loại gem tương ứng.
  • Loại giày: bao gồm Walker, Jogger, Runner, Trainer.
  • Quality (Độ hiếm): Độ hiếm theo tỉ lệ tăng dần gồm Common, Uncommon, Rare, Epic, Legendary.
  • Shop Mint: Số lần đã Mint của NFT, tối đa là 7 lần. Do đó, khi mua NFT bạn nên chọn những đôi có chỉ số này càng thấp càng tốt.
  • Durability (Độ bền): Độ bền tối đa là 100. Do đó, khi mua NFT bạn nên chọn những đôi có độ bền 100/100. Độ bền có thể sửa chữa để nâng lại, với 1,8 GST đổi 5 độ bền.
  • Attributes (Thuộc tính):
    • Efficiency: Chỉ số hỗ trợ lượng GST nhận được. Tương ứng với Gem màu vàng.
    • Luck: Tăng tỉ lệ rơi ra phần thưởng Mystery Box. Tương ứng với Gem màu xanh.
    • Comfort: Chỉ số hỗ trợ lượng GMT (Governance token) nhận được. Sẽ được mở khóa khi NFT lên cấp độ 30. Tương ứng với Gem màu đỏ.
    • Resilience: Chỉ số hỗ trợ lượng chi phí khi sửa độ bền. Chỉ số càng cao, lượng GST sửa sẽ ít đi. Tương ứng với Gem màu tím.

Khi đã tìm được đôi giày NFT ưng ý, bạn ấn vào “Buy Now” để mua, sau đó nhấn “Confirm” để xác nhận. Hiện giá mua một đôi giày NFT khoảng 10 SOL (tương đương hơn 1.000 USD hay hơn 23 triệu đồng).

Sau khi mua, đôi giày NFT sẽ được hiển thị trên trang chủ ứng dụng và trong phần Inventory của bạn. Bạn cần chờ 24 giờ để đôi giày nạp năng lượng, tương ứng với mỗi 6 tiếng làm đầy 25% năng lượng.

Bắt đầu chạy để kiếm tiền

Trước khi bắt đầu chạy để kiếm tiền với StepN, hãy chắc chắn rằng điện thoại của bạn đã bật chế độ định vị GPS và 4G. Đồng thời, bạn cần vận động ngoài trời, trong điều kiện không bị tòa nhà hay cây cối che khuất, cũng như không sử dụng các phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô hoặc dùng máy chạy bộ.

Bạn cần đảm bảo những điều kiện này vì StepN có tính năng chống gian lận (anti-cheating) sẽ theo dõi và phân tích quá trình chạy của bạn. Nếu phát hiện vi phạm, đèn ở góc trên cùng màn hình chạy báo đỏ và chuyển sang chế độ Moonwalking, bạn sẽ không nhận được token GST thưởng.

Thanh năng lượng 2 Energy ban đầu, cho phép đi bộ trong khoảng 20 phút. Khi thanh năng lượng cạn về 0, bạn nên nhấn nút tạm dừng, rồi nhấn nút Stop để kết thúc buổi tập đi bộ. Mỗi đôi giày NFT có thanh độ bền là 100/100. Kết thúc mỗi buổi tập, độ bền sẽ giảm 5. Có thể dùng GST để sửa chữa, khôi phục lại độ bền của giày.

Sau khi đã đảm bảo những điều kiện này, tại trang chủ ứng dụng, hãy ấn “Start” để bắt đầu chạy bộ kiếm tiền với StepN.

Khi bạn chạy, giao diện StepN sẽ hiển thị các thông số như sau: 

  • Thanh GST màu vàng: Biểu thị lượng GST tối đa có thể nhận
  • Thanh năng lượng màu xanh: Biểu thị chỉ số năng lượng tối đa đang có.
  • Time (Đồng hồ): Thể hiện thời gian chạy, tính từ sau khi nhấn Start.
  • Optimal Speed Range (Đồng hồ tốc độ): Khi bạn chạy trong khoảng tốc độ đúng theo chỉ số của loại giày thì đồng hồ sẽ hiện màu xanh và ngược lại thì là màu đỏ.
  • Foot (biểu tượng bàn chân): Thể hiện số bước bạn đã vận động.
  • Kilometers (Khoảng cách): Tổng quãng đường bạn đã chạy được biểu thị bằng đơn vị đo kilomet
  • GST token: Lượng token thưởng mà bạn đã nhận được.

Để tối ưu kết quả, bạn nên để ý độ bền của giày và lựa chọn vận tốc phù hợp. Trong quá trình chạy, bạn có thể đổi giày NFT bất cứ lúc nào bằng cách bấm biểu tượng chiếc giày bên góc phải màn hình. Ngoài ra, khi thanh năng lượng dừng về 0 thì hãy nhấn Stop để dừng buổi tập, vì lúc đó bạn sẽ không nhận được thưởng nữa.

Kết thúc buổi tập, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ các vật phẩm kiếm được cũng như các chỉ số và thông tin liên quan. Bạn có thể share với bạn bè hoặc tài về với những tùy chọn như trên ứng dụng cung cấp.

Sau khi nhận được GST, bạn có thể sử dụng để mua giày, hộp giày (shoebox) hoặc gem để nâng cấp giày. Bạn cũng có thể rút về ví (wallet) để chuyển đổi (swap) ra USDC hoặc SOL. Khi đã có thật nhiều giày, bạn cũng sẽ được nâng cao năng lượng cũng như GST kiếm được.

Đặc biệt, khi nâng cấp level 30 và ép đủ ngọc, bạn có thể kiếm thêm phần thưởng token quản trị GMT của dự án StepN.

Kiếm tiền từ cho thuê hoặc bán giày NFT

Việc StepN yêu cầu người chơi phải sở hữu giày NFT để bắt đầu chạy bộ cũng tạo ra cơ hội kiếm tiền thông qua việc bán giày trên sàn giao dịch (marketplace) của ứng dụng này. Việc mỗi đôi giày được lưu trữ ở dạng non-fungible token (NFT), làm chúng mang tính độc nhất không thể thay thế cho nhau và được đảm bảo rằng chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm, khiến cho một số đôi giày NFT có thuộc tính tốt có thể được bán với giá cao.

Một cách để những người tham gia kiếm tiền với StepN có thể sở hữu một đôi giày NFT tốt hơn và có tiềm năng bán được giá cao là thông qua tính năng Mint. Bằng cách kết hợp hai đôi giày NFT lại với nhau cùng một lượng phí cần thiết, bạn sẽ mint được một hộp giày (shoebox). Mở mỗi hộp giày, bạn sẽ nhận được một sneaker NFT ngẫu nhiên.

Để mint giày NFT, đầu tiên bạn bấm vào biểu tượng chiếc giày bên dưới màn hình để vào mục Inventory. Sau đó, chọn một đôi giày trên level 5 mà bạn muốn mint và nhấn biểu tượng “Mint” hình trái tim.

Nhấn vào biểu tượng dấu cộng để chọn đôi NFT còn lại. Lưu ý rằng hai đôi NFT phải trên level 5 và cần phải được sở hữu trong vòng 48 tiếng trên Inventory của bạn mới có thể sử dụng để mint. Bạn cần đảm bảo đủ lượng phí bao gồm GMT và GST để mint NFT. Nhấn chọn Mint để tiến hành.

Nếu may mắn, bạn có thể nhận được tới 2 hộp giày (shoebox) trong 1 lần mint.

Chủ sở hữu của các đôi giày NFT trong tương lai còn có thể cho thuê lại đôi giày cho những người chơi khác tham gia chạy bộ và nhận chia sẻ số tiền kiếm được. Tuy nhiên, tính năng này hiện chưa được StepN ra mắt.

Kiếm tiền từ giao dịch token GMT và GST

Nếu bạn là một người tin tưởng vào tiềm năng phát triển của StepN nói riêng và của thị trường NFT / tiền ảo nói chung, nhưng không có thời gian hoặc không tự tin với khả năng chạy bộ kiếm tiền của mình, bạn vẫn có thể kiếm tiền với StepN bằng cách giao dịch các token liên quan tới tựa game này, bao gồm Green Satoshi Token (GST) và StepN Green Metaverse Token (GMT).

Hiện GST đã được niêm yết trên các sàn giao dịch ONUS, Huobi, Bybit, MEXC,… trong khi GMT đã được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch hơn như ONUS, Binance, Huobi, Kucoin, FTX, Bybit, MEXC…

Có thể kiếm bao nhiêu tiền với StepN? Thời gian hoàn vốn?

Theo trải nghiệm của một số cá nhân, StepN mang lại triển vọng kiếm tiền tương đối tích cực. Cụ thể, chi phí cho một đôi giày NFT loại Walker là 8.9 SOL (với giá SOL là 94$ x 8,9 = 836$). Nếu duy trì tần suất đều đặn 24 giờ tập được 1 buổi, tiêu hao 2 năng lượng, giảm 5 độ bền, đi trong 10 phút nhận được tối đa 8 GST (với giá GST là 3,46$ X 8 = 27,68$). Chi phí sửa chữa đôi giày bị giảm 5 độ bền là 1,8 GST (với chỉ số Resilence mỗi giày có thể khác nhau, chi phí có thể khác).

Như vậy, 8 GST – 1,8 GST = 6,2 GST x 3,46$ = 21,46$ lợi nhuận. Nếu không nâng cấp giày, cũng như chưa tính đến 7 lần đúc vật phẩm nếu sở hữu 2 đôi giày mà chỉ tốn chi phí sửa chữa khôi phục độ bền giày, với mức lợi nhuận như trên mỗi 24 giờ thì để thu hồi vốn 836$ cần khoảng: 836$ / 21,46$ = khoảng 38 ngày. Ngoài ra, lúc này bạn vẫn còn tài sản là đôi giày NFT.

Con số này chỉ mang tính chất ước tính, do giá SOL, giá GST, giá giày NFT luôn có sự thay đổi, cũng như các thuộc tính riêng biệt của mỗi đôi giày sẽ ảnh hưởng đến số tiền kiếm được cũng như các chi phí chăm sóc nó.

StepN có phải đa cấp, lừa đảo? Có nên kiếm tiền với StepN?

Mô hình mới mẻ của StepN đã thu hút rất nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng. Nhiều người tin tưởng rằng mô hình move-to-earn của StepN sẽ trở thành xu hướng mới sau play-to-earn. Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng đây chỉ là cơn sốt nhất thời, thậm chí bản chất của StepN là dự án đa cấp theo kiểu Ponzi.

Vậy đâu là sự thật về StepN? Người chơi cần chú ý những rủi ro gì trước khi bắt đầu kiếm tiền với ứng dụng này? Hãy chờ đón bài viết phần 2 của Sodu để có câu trả lời.

Animverse là gì? Animverse có lừa đảo? Kiếm tiền Animverse như thế nào?

Animverse là một tựa game NFT kiếm tiền (play to earn) mới ra mắt, lấy cảm hứng từ các bộ phim anime trong ký ức tuổi thơ của rất nhiều người. Animverse tạo cơ hội cho người chơi sở hữu các nhân vật, vật phẩm trong game dưới dạng NFT, tham gia các trận đánh để thể hiện kỹ năng và kiếm tiền dưới dạng token ANM trong game, có thể giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa.

Vậy Animverse có phải là một dự án tiềm năng, hay chỉ là một dự án lừa đảo? Có nên kiếm tiền với Animverse hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Animverse là gì?

Tương tự Axie Infinity, một tựa game đã thu hút sự chút mạnh mẽ của cộng đồng trong năm vừa qua, Animverse là một trò chơi dựa trên nền tảng blockchain, được phát triển bởi một đội ngũ người Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi Axie Infinity lấy cảm hứng từ các tựa game Pokémon và cho phép người chơi thu thập, nuôi dưỡng, trao đổi và tham gia các trận đấu bằng các thú cưng gọi là “axie”; thì Animverse lại cho phép người chơi sở hữu các nhân vật lấy cảm hứng từ các bộ phim anime như Dragon Ball, Naruto, One Piece…

Với lối chơi độc đáo, người chơi sẽ nhập vai một vị anh hùng mang trên mình sứ mệnh giải cứu vũ trụ Animverse khỏi âm mưu đen tối của những kẻ độc tài tàn bạo. Người chơi có thể trang bị, nâng cấp những vật phẩm NFT để vượt qua những thử thách và nhiệm vụ trong game. Animverse hứa hẹn sẽ mang đến những giờ phút thư giãn thú vị cùng rất nhiều sự kiện, giải đấu hấp dẫn để tạo cơ hội cho người chơi tham gia giành phần thưởng token hoặc NFT.

Subscribe kênh YouTube của Sodu để được cập nhật các cơ hội kiếm tiền: https://bit.ly/2H6ubT7

Đội ngũ Animverse

Đội ngũ phát triển

Theo thông tin từ trang chủ của Animverse, tựa game này được phát triển bởi đội ngũ người Việt, với các thành viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ nói chung và game nói riêng.

Đội ngũ cố vấn

Đội ngũ phát triển của Animverse còn được tư vấn, hỗ trợ định hướng bởi đội ngũ cố vấn dày dặn kinh nghiệm.

Nhà đầu tư và đối tác

Dù mới ra mắt, nhưng Animverse cũng đã thu hút được đầu tư từ một số đơn vị chuyên đầu tư vào các dự án blockchain trong cộng đồng Việt Nam, trong đó có thể kể đến sàn giao dịch ONUS, hay quỹ Clovers Ventures.

Hướng dẫn chơi Animverse

Chế độ chơi (gameplay) Animverse

Tương tự như Axie Infinity, Animverse cũng có 2 chế độ chơi chính là PvE (Players vs. Environment, đánh với máy) và PvP (Players vs. Players, đánh với người). Cụ thể, chế độ PvE là chế độ cơ bản mà trong đó người chơi sẽ chiến đấu với kẻ thù theo cốt truyện của game (Story Mode) hoặc theo Metawar Mode. Còn trong chế độ PvP, người chơi sẽ tranh tài với nhau trong đấu trường (arena), giải đấu (tournament), theo các bang hội (guild) hay chiến đấu với boss thế giới (World Boss).

Vật phẩm NFT

Các vật phẩm trong Animverse được lưu trữ dưới dạng NFT (non-fungible token) trên mạng blockchain, đồng nghĩa với việc mỗi vật phẩm là độc nhất và không thể thay thế cho nhau, đồng thời xác thực quyền sở hữu đối với vật phẩm đó của người nắm giữ. Hệ thống các vật phẩm NFT trong Animverse chủ yếu là các bộ phận để tạo thành nhân vật trong game của bạn (phân thành 5 vị trí: Top, Middle, Bottom, Wings và Mystery), có 2 giới tính Nam và Nữ, và được phân cấp từ 1 đến 5 sao.

Bạn có thể kiếm được các vật phẩm NFT trong Animverse bằng cách mở các hộp quà (Box), có được thông qua việc tham gia các sự kiện và thử thách trong game. Để sở hữu các vật phẩm NFT có số sao cao hơn, bạn có thể sử dụng các vật phẩm hiện có để thực hiện quá trình nâng cấp (Evolve)

Token ANM là gì?

ANM là token chính thức được sử dụng trong hệ thống của Animverse. ANM có thể được sử dụng với những mục đích sau:

  • Mua bán, đấu giá vật phẩm NFT trong game hoặc nâng cấp Rank
  • Làm phần thưởng cho người chơi khi tham gia các giải đấu
  • Staking để nhận token miễn phí
  • Nâng cấp sức mạnh cho vật phẩm NFT
  • Đấu giá các vùng đất của hệ thống Guild
Animverse tokenomics

Đội ngũ phát triển Animverse cũng cho biết trong giai đoạn đầu tiên, ANM tokens và NFTs sẽ được ghi nhận trên BSC. Sang giai đoạn thứ hai sẽ hướng đến việc liên kết đa hệ như Solana, Polygon, Alavanche, Polkadot, Near, Cardano, Tron…

Thông tin cơ bản

  • Tên token: Animverse.
  • Mã: ANM.
  • Blockchain: BSC.
  • Chuẩn token: BEP-20.
  • Hợp đồng: 0x7470ff44a57fce4b7413f31fdc9b625ff58dbb9c.
  • Tổng nguồn cung token: 1,000,000,000.

Phân bổ token và lịch phát hành

Animverse token allocation phân bổ
  • Seed:
    • Price: 0.012$
    • Lượng token tại IDO: 1.250.000 ANM
    • Vesting: 5% tại TGE, khóa trong 2 tháng, sau đó trả dần trong 12 tháng
  • Private:
    • Price: 0.018$
    • Lượng token tại IDO: 4.500.000 ANM
    • Vesting: 6% tại TGE, khóa trong 2 tháng, sau đó trả dần trong 12 tháng
  • Public:
    • Price: 0.025$
    • Lượng token tại IDO: 4.000.000 ANM
    • Vesting: 25% tại TGE, khóa trong 1 tháng, sau đó trả dần trong 3 tháng
Animverse token sale plan

Lộ trình phát triển (roadmap) dự án

Theo thông tin từ đội ngũ phát triển, dự án Animverse đã được bắt đầu từ quý 2/2021 với những nghiên cứu ban đầu về mô hình game NFT và tính kinh tế của nó. Mới đây, Animverse đã ra mắt phiên bản trên mạng blockchain thử nghiệm (test net) và dự kiến sẽ ra mắt phiên bản chính thức trên main net vào quý 2/2022.

Animverse lộ trình phát triển dự án roadmap

Kiếm tiền với Animverse như thế nào?

Staking

Animverse cung cấp các pool staking khác nhau để những nhà đầu tư nắm giữ token ANM có thể tham gia stake để nhận thưởng. Tính năng staking của Animverse dự kiến sẽ được đội ngũ phát triển ra mắt trong quý 2/2022.

Giao dịch vật phẩm NFT

Do các vật phẩm trong game Animverse đều được lưu trữ dưới dạng NFT trên mạng blockchain, người chơi có thể rao bán các vật phẩm của mình thông qua sàn marketplace của game để thu về token ANM. Bạn có thể rao bán các vật phẩm game không dùng đến nhận được thông qua việc mở các hộp quà (Box), hoặc tiến hành nâng cấp vật phẩm lên cấp cao hơn để bán được với giá cao hơn.

Giao dịch token ANM

Nếu bạn là một người tin tưởng vào tiềm năng phát triển của Animverse nói riêng và của thị trường NFT / tiền ảo nói chung, nhưng không có thời gian hoặc không tự tin với khả năng chơi game để kiếm tiền của mình, bạn vẫn có thể kiếm tiền từ tựa game này thông qua việc giao dịch token ANM.

Bạn có thể giao dịch token ANM trên các sàn giao dịch chào bán, chẳng hạn như sàn giao dịch ONUS. Bạn có thể đăng ký tài khoản trên sàn giao dịch ONUS bằng đường link bên dưới để được tặng 10 USDT, có giá trị 240.000 VND sau khi đăng ký tài khoản thành công (nếu không dùng link này sẽ không nhận được tiền thưởng).

Animverse có lừa đảo?

Animverse, giống như Axie Infinity khi mới ra mắt, cũng đối mặt với nhiều ý kiến cho rằng đây là một dự án lừa đảo. Vậy đâu là sự thật về Animverse?

Có thể nhận thấy rằng, ít nhất cho đến lúc này, Animverse chưa cho thấy dấu hiệu lừa đảo, và các nhà đầu tư có thể tạm yên tâm với dự án này. Đầu tiên, Animverse không bắt buộc người chơi phải nạp tiền để tham gia (free to play). Tiếp đó, Animverse có mô hình tương tự một số tựa game NFT play to earn khác đã dần tạo dựng được chỗ đứng trong cộng đồng, qua đó kiểm chứng cho mô hình của tựa game này.

Animverse chế độ metawar mode

Đơn vị phát triển của Animverse cũng có nguồn doanh thu tương đối rõ ràng thông qua các loại phí trong game như phí giao dịch mua bán vật phẩm NFT trên marketplace, phí nâng cấp vật phẩm NFT, phí mở hộp (box)… từ đó vận hành dự án theo hướng bền vững, thay vì áp dụng các chiêu thức lừa đảo.

Rủi ro của Animverse

Dù không phải là một dự án lập ra với mục đích lừa đảo nhà đầu tư, nhưng không phải vì thế mà Animverse không có rủi ro.

Rủi ro biến động giá vật phẩm NFT và token ANM

Lĩnh vực NFT đã có một năm 2021 bùng nổ, với tổng giá trị các giao dịch đạt 17,6 tỷ USD, tăng trưởng 21.000% so với chỉ 82 triệu USD trong năm 2020 trước đó. Bên cạnh đó, có tới hơn 2,5 triệu ví tiền mã hóa (crypto wallet) có lưu trữ tài sản là NFT trong năm 2021.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán, thị trường NFT sẽ có sự điều chỉnh nhất định trong năm 2022. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu blockchain Chainalysis, khối lượng giao dịch NFT trung bình theo tuần trong tháng 3/2022 đang ở mức thấp nhất tính từ tháng 7/2021, thời điểm thị trường NFT bắt đầu cất cánh. So với tháng 1 và tháng 2, khối lượng giao dịch cũng sụt giảm lần lượt 49% và 54%. Ngoài ra, thị trường cũng có sự phân hóa nhất định, khi chỉ một số ít bộ sưu tập NFT thuộc nhóm dẫn đầu như Bored Apes Yatch Club duy trì hoặc tăng trưởng được khối lượng giao dịch.

Sự giảm tốc chung của thị trường NFT gần như chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng của các dự án có liên quan, trong đó có Animverse. Việc kỳ vọng phát triển trong tương lai gần kém tích cực sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản và giá bán của các vật phẩm NFT trong game, và những người chơi mong muốn kiếm lời bằng cách giao dịch các vật phẩm này có thể sẽ không đạt được mức lợi nhuận như mong đợi.

Rủi ro cạnh tranh trong lĩnh vực game NFT play to earn

Cơn sốt mà “hiện tượng” Axie Infinity tạo ra trong năm 2021 đã kéo theo sự ra đời của vô số các dự án theo mô hình game NFT play to earn tương tự, mà Animverse là một trong số đó. Tuy nhiên, trong khi lĩnh vực NFT còn chưa được phổ biến rộng rãi và còn xa lạ với nhiều người, việc các dự án game NFT play to earn mọc lên như “nấm sau mưa” sẽ làm mất cân bằng cung cầu, và rất nhiều dự án sẽ lụi tàn do không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong việc thu hút người chơi.

Animverse vật phẩm NFT item character nhân vật

Cũng cần phải nhắc lại rằng, chính Nguyễn Thành Trung, CEO của Sky Mavis, studio phát triển Axie Infinity, cũng cho rằng nhóm bắt tay vào xây dựng tựa game này với mục tiêu đầu tiên là mang lại trải nghiệm thú vị, vui vẻ, hấp dẫn cho người chơi; còn những yếu tố khác như mua bán, trao đổi vật phẩm là việc đến sau. Đối với Animverse, hiện chưa thể đánh giá dự án này về khả năng thu hút người chơi bằng trải nghiệm cho người chơi. Tuy nhiên, nếu như đội ngũ phát triển Animverse chỉ tập trung vào việc phát hành token mà không đem lại gameplay độc đáo, mới lạ, xác suất thất bại của dự án này sẽ rất cao.

Rủi ro về mặt pháp lý

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề xem NFT hay những đồng tiền kỹ thuật số như token ANM của Animverse là một loại tài sản. Điều này dẫn đến những quan hệ dân sự như chuyển nhượng, sở hữu cũng gần như rơi vào “khoảng trống”, chưa có cơ chế để giải quyết phù hợp. Chẳng hạn như việc tài khoản ví điện tử chứa NFT hay token của một chủ thể bị xâm nhập và bị ăn trộm thì việc đòi lại sẽ gần như là không thể do pháp luật chưa quy định nên các cơ quan có thẩm quyền sẽ không giải quyết, hay khi các bên mua bán trực tiếp với nhau nhưng một bên không thực hiện nghĩa vụ giao tài sản/tiền thì cũng chưa có khung pháp lý để điều chỉnh cho vấn đề này, hay nói cách khác là tòa án/trung tâm trọng tài sẽ không thụ lý giải quyết tranh chấp.

Lời kết

Từ những phân tích trên, có thể thấy Animverse là một dự án có tiềm năng nhất định và có thể đem lại những cơ hội kiếm tiền cho người chơi. Thế nhưng dù cho Animverse không có dấu hiệu lừa đảo, do những thông tin liên quan đến dự án này còn hạn chế do dự án đang ở giai đoạn đầu, và vì vậy khó có thể kết luận một cách chắn chắn về việc Animverse sẽ phát triển đến đâu. Lời khuyên cho những ai quan tâm đến Animverse là hãy theo dõi thường xuyên các cập nhật từ dự án này, chủ động nghiên cứu và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, và có kế hoạch tham gia dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro, kiến thức và kinh nghiệm của bạn.

ApeCoin (APE) là gì? ApeCoin lừa đảo? Có nên đầu tư ApeCoin?

ApeCoin là một loại tiền mã hóa (cryptocurrency) mà dù chỉ mới vừa ra mắt vào ngày 17/03 vừa qua nhưng đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm cực lớn từ cộng đồng, giúp đồng tiền này ngay lập tức lọt vào trong top 100 đồng tiền mã hóa có giá vị vốn hóa lớn nhất. Tuy vậy, việc này không phải một bất ngờ quá lớn, khi mà đứng sau ApeCoin là những cái tên như Yuga Labs (đơn vị tạo ra các NFT Bored Ape Yatch Club – bộ sưu tập NFT phổ biến nhất thế giới) cùng với Animoca Brands (công ty phát triển game và quỹ đầu tư vào các dự án blockchain, hiện đang phát triển tựa game metaverse The Sandbox và nắm giữ quyền sở hữu một phần đối với MetaMask, OpenSea, Axie Infinity, CryptoKitties và Atari.

Vậy điều gì làm nên tiềm năng của ApeCoin? Liệu đồng tiền này có tăng giá trong thời gian tới? Có nên đầu tư ApeCoin không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này.

ApeCoin là gì?

ApeCoin (APE) là đồng token quản trị được phát triển dựa trên giao thức ERC-20 trong hệ sinh thái APE nhằm thúc đẩy sự phát triển của một cộng đồng phi tập trung xoay quanh hệ sinh thái này.

Theo đó, những người sở hữu ApeCoin trở thành thành viên của ApeCoin DAO (viết tắt của “Decentralized Autonomous Organization” – tổ chức tự trị phi tập trung), qua đó tham gia bình chọn cho các quyết định liên quan đến tương lai của hệ sinh thái như việc thông qua các đề xuất cải tiến hoặc phân bổ quỹ hệ sinh thái (ApeCoin DAO Ecosystem Fund). Một tổ chức có liên quan khác, Ape Foundation, sẽ đóng vai trò quản trị hằng ngày của DAO nhằm đảm bảo rằng các ý tưởng của cộng đồng ApeCoin DAO được thực hiện. Đại diện cho Ape Foundation là một “hội đồng quản trị” (Board), được bầu chọn bởi các thành viên của ApeCoin DAO và có nhiệm kỳ 6 tháng.

Subscribe kênh YouTube để theo dõi review các dự án đầu tư mới nhất: https://bit.ly/2H6ubT7

Hiện “hội đồng quản trị” đầu tiên của Ape Foundation bao gồm một số cái tên nổi tiếng trong cộng đồng blockchain và tiền mã hóa (crypto), bao gồm Alexis Ohanian – đồng sáng lập của Reddit, Amy Wu – người đứng đầu quỹ đầu tư mạo hiểm của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX, Maaria Bajwa – đại diện của quỹ Sound Ventures, Yat Siu – người sáng lập của Animoca Brands và Dean Steinbeck, chủ tịch của Horizen Labs.

Ai là người đứng đằng sau ApeCoin?

ApeCoin, dù trên danh nghĩa được phát hành bởi ApeCoin DAO, trên thực tế được hỗ trợ bởi Yuga Labs.

Yuga Labs là đơn vị tạo ra các NFT Bored Ape Yatch Club (thường được gọi đơn giản là Bored Ape hoặc BAYC) – bộ sưu tập NFT phổ biến nhất thế giới. Bộ sưu tập NFT này đã tạo ra cơn sốt lớn, thu hút cả những người nổi tiếng như Justin Bieber, Eminem, Snoop Dogg, Post Malone, Neymar, Shaquille O’Neal, Stephen Curry, Serena Williams, Mark Cuban, Paris Hilton và Jimmy Fallon. Yuga Labs mới đây cũng đã mua lại quyền sở hữu trí tuệ của 2 dự án NFT khác là CryptoPunks và Meebits. Thương vụ này biến Yuga Labs thành đơn vị cùng lúc sở hữu bộ sưu tập NFT giá trị nhất thế giới là Bored Ape Yatch Club và bộ sưu tập NFT giá trị thứ hai thế giới là CryptoPunks.

NFT Bored Ape Yatch Club được Eminem mua với giá 450.000 USD

Ngay sau khi ApeCoin chính thức niêm yết, Yuga Labs cũng đã công bố huy động thành công 450 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm từ các quỹ đầu tư Andreessen Horowitz,  Animoca Brands, LionTree, Sound Ventures, Thrive Capital, FTX và MoonPay với mức định giá 4 tỷ USD. Được biết, Yuga Labs dự định sẽ dùng số tiền này để phát triển dự án metaverse của riêng mình có tên “Otherside”.

Kế hoạch phát hành ApeCoin

Thông tin cơ bản

  • Ticker: APE.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Contract: 0x4d224452801aced8b2f0aebe155379bb5d594381.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Token Type: Utility, Governance.
  • Total Supply: 1,000,000,000 APE.
  • Circulating Supply: 277,500,000 APE.

Phân bổ token

  • Ecosystem Fund: 62%.
    • BAYC & MAYC: 15% – 150,000,000 APE.
    • DAO treasury & resources: 47% – 470,000,000 APE.
  • Yuga Labs + Charity: 16%.
    • Yuga Labs: 150,000,000 APE.
    • Jane Goodall Legacy Foundation: 10,000,000 APE.
  • Launch Contributors: 14% – 140,000,000 APE.
  • BAYC Founder: 8% – 80,000,000 APE.

Lịch phát hành token

  • Ecosystem Fund:
    • 150.000.000 token cho BAYC/MAYC, tất cả đã được mở khóa khi khởi chạy.
    • 470.000.000 token cho DAO, 117.500.000 được mở khóa khi ra mắt, sau đó 7.343.750 được mở khóa mỗi tháng trong 48 tháng.
  • Yuga Labs + Charity:
    • 150.000.000 token cho Yuga Labs, thời gian khóa ban đầu trong 12 tháng, sau đó 4.166.666,67 được mở khóa mỗi tháng trong 36 tháng.
    • 10.000.000 token cho Jane Goodall Legacy Foundation, khóa ban đầu 12 tháng, sau đó mở khóa 277.777,78 token mỗi tháng trong 36 tháng.
  • Launch Contributors: 10,000,000 token sẽ được phân phối trước, sau đó sẽ là 25,000,000 sau 6 tháng, 25,000,000 tokens sau 12 tháng và 25,000,000 sau 18 tháng.
  • BAYC Founder: 80.000.000 token cho những người sáng lập Yuga Labs, thời gian khóa ban đầu trong 12 tháng, sau đó 2.222.222,22 được mở khóa mỗi tháng trong 36 tháng.

ApeCoin có lừa đảo?

ApeCoin là một đồng tiền mã hóa thu hút rất nhiều sự chú ý, và cũng vì thế, có một số ý kiến lo ngại về rủi ro liên quan đến dự án này, thậm chí là cho rằng dự án này lừa đảo. Vậy đâu là sự thật về ApeCoin?

Trước tiên, có thể nhận định rằng, ít nhất cho đến lúc này, ApeCoin là một dự án uy tín và không có dấu hiệu lừa đảo. Khác với các đồng tiền mã hóa lừa đảo mà đội ngũ phát triển chỉ đưa ra những lời hứa hẹn không có thật về tiềm năng của token để thu hút sự quan tâm, sau đó nhanh chóng bán tháo (dump) số token họ sở hữu sau khi phát hành. Bên cạnh đó, trong không ít trường hợp, danh tính đội ngũ phát triển của các đồng coin lừa đảo còn không được công bố, mà chỉ có danh tính “ảo”.

Trong khi đó, ở trường hợp của ApeCoin, đồng tiền mã hóa này cho thấy những ứng dụng cụ thể, trước mắt là đóng vai trò token quản trị cho ApeCoin DAO. Hệ sinh thái xoay quanh ApeCoin cũng đang dần thành hình. Benji Bananas, một tựa game mobile được phát triển bởi Animoca Brands, cho biết sẽ sử dụng ApeCoin là đồng tiền thanh toán trong game. Còn Yuga Labs, công ty đứng sau ApeCoin cũng có kế hoạch sử dụng ApeCoin là đồng tiền thanh toán cho tất cả các dự án của mình, mà mới nhất là dự án trò chơi metaverse Otherside. Việc mua lại quyền sở hữu trí tuệ đối với bộ sưu tập NFT CryptoPunks và Meebits để phục vụ phát triển Otherside cho thấy tham vọng to lớn của Yuga Labs. Ngoài ra, ApeCoin cũng có sự tham gia của những tên tuổi tham gia vào quá trình quản trị ApeCoin DAO, còn Yuga Labs thì được các quỹ đầu tư lớn rót vốn.

Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, dù không lừa đảo, nhưng việc đầu tư vào ApeCoin, cũng như đầu tư vào các loại tiền mã hóa khác hay đầu tư vào NFT, có mức độ rủi ro rất cao, do biến động lớn của loại tài sản này. Do đó, các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm đầu tư tiền mã hóa không nên đầu tư ngay lập tức số tiền lớn vào ApeCoin.

Mua ApeCoin ở đâu?

YGG hiện tại được giao dịch trên rất nhiều sàn: Binance, MEXC, Houbi, KuCoin, Coinbase, FTX… Hoặc bạn cũng có thể sử dụng sàn giao dịch ONUS để giao dịch ApeCoin.

Lời kết

ApeCoin là một trong những dự án tiền mã hóa đáng chú ý nhất trong năm 2022, nhờ vào hệ sinh thái xoay quanh và những tổ chức đứng sau nó. Tuy nhiên, trước khi đầu tư ApeCoin, hãy tự mình nghiên cứu và có kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của bạn.

Infina là gì? Infina có lừa đảo? Có nên đầu tư với Infina?

Infina là một cái tên nổi bật trong số vô vàn các ứng dụng đầu tư số 4.0 đang ồ ạt xuất hiện trong thời gian gần đây. Ứng dụng này quảng cáo là mang lại trải nghiệm đầu tư đơn giản và dễ dàng cho người dùng, cung cấp nhiều loại tài sản đầu tư khác nhau, với khả năng sinh lời tốt và ổn định cũng như thông tin luôn được minh bạch đối với nhà đầu tư.

Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến cho rằng Infina là một ứng dụng lừa đảo, hoạt động theo mô hình Ponzi lấy tiền của người sau trả cho người trước. Vậy Infina là gì? Đâu là sự thật về ứng dụng này? Infina có phải lừa đảo hay không và đầu tư với Infina có bị mất tiền hay không? Hãy cùng Sodu tìm hiểu thông qua bài viết này.

Infina là gì?

Infina, tiền thân là Real Stake, thành lập là một ứng dụng đầu tư tài chính online, là nền tảng kết nối giúp các nhà đầu tư cá nhân tiếp cận đến các sản phẩm tài chính như tích lũy, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, bất động sản và chứng khoán. Infina định hướng theo mô hình công ty công nghệ, sử dụng công nghệ để tạo ra sự đột phá cho thị trường nhằm đem lại lợi ích cho những nhà đầu tư.

Đầu tư với Infina có nhiều ưu điểm so với các hình thức đầu tư truyền thống:

  • Số vốn nhỏ chỉ từ 500k. Chẳng cần phải là ”đại gia”, ngay cả sinh viên học sinh, người thu nhập thấp cũng có thể tập tành để dành tiền bằng ứng dụng này
  • Sử dụng tiện lợi, dễ dàng: Giao diện trực quan, thân thiện cho NĐT mới lẫn NĐT chuyên nghiệp. Tất cả mọi giao dịch đều được thực hiện trực tuyến. Chỉ cần 1 chiếc smartphone là bạn có thể quản lý mọi khoản đầu tư trong tầm tay
  • Nhiều sản phẩm sinh lời tốt: Các sản phẩm tài chính được chắt lọc kỹ lưỡng từ các đơn vị uy tín, cho tăng trưởng cao và tránh được rủi ro của thị trường
  • Bạn biết được tiền của bạn đầu tư vào đâu. Tự chủ, linh động sắp xếp các rổ tài chính
  • Hỗ trợ 24/7. Đội ngũ CSKH thân thiện. Nạp rút tiền nhanh chóng. Đội ngũ thiết kế app cũng rất thích ứng nhanh với các nhận xét, góp ý từ KH, luôn cải thiện app ngày càng tốt hơn

Đầu tư sinh lời với Infina như thế nào?

Infina cung cấp nhiều loại tài sản đầu tư khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu và khẩu vị rủi ro.

Tích lũy

Tích lũy là sản phẩm đầu tư đơn giản và dễ hiểu nhất tại app Infina. Bạn sẽ nhận được mức lãi suất không kỳ hạn 6%/năm trên số tiền tích lũy với Infina. Số tiền lãi sẽ được cộng hàng ngày và có thể được rút vào cuối tháng, trong khi số tiền tích lũy gốc có thể được rút bất kỳ lúc nào. Sản phẩm Tích lũy của Infina mang lại cho người dùng mức lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng (và thậm chí là cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của một số ngân hàng), trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt của nguồn tiền.

Chứng chỉ quỹ

Một sản phẩm đầu tư khác được Infina cung cấp là chứng chỉ quỹ. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán. Đây là 1 hình thức sinh lời tương đối an toàn cho những nhà đầu tư mới, hoặc không có kinh nghiệm bởi vì bạn chỉ cần bỏ tiền vào những chứng chỉ quỹ đó. Các nhà đầu tư có kinh nghiệm chinh chiến lâu năm của các công ty quản lý quỹ sẽ thay bạn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu,… nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất. Thông thường, bạn có thể mua chứng chỉ quỹ với giá từ 1.000.000đ cho đến 2.000.000 tùy công ty quỹ, nhưng với Infina, bạn chỉ cần 500k là đã có thể mua CCQ từ các công ty quản lý quỹ uy tín hàng đầu Việt Nam như Dragon Capital, Vietcombank Securities, VNDirect,…

Subscribe kênh YouTube để theo dõi review các cơ hội đầu tư mới nhất: https://bit.ly/2H6ubT7

Chứng chỉ tiền gửi

Sản phẩm thứ 3 của Infina chính là Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit). Đây là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng, tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Nói cách khác nó là một loại giấy tờ có giá tương tự sổ tiết kiệm, do ngân hàng, tổ chức tín dụng phát hành để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Hình thức này cũng tương tự như gửi tiết kiệm ngân hàng, cũng vẫn sẽ nhận được lãi suất cố định. Tuy nhiên, trước đây, các nhà đầu tư quan tâm chỉ có thể mua chứng chỉ quỹ tại ngân hàng theo “gói” có mệnh giá với số tiền rất lớn từ 100 triệu trở lên, đồng thời không được rút trước hạn. Trong khi đó, với Infina, các chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi công ty tài chính (VD: Viet Credit, FE Credit, …) sẽ được “phân nhỏ” thành từng phần, nhà đầu tư có thể mua với vốn tối thiểu chỉ từ 500.000đ, lãi suất cam kết 8% – 9%/năm khi đáo hạn và 5%/năm nếu rút trước kỳ hạn.

hoặc

Chứng khoán

Mới đây nhất, Infina đã ra mắt sản phẩm đầu tư chứng khoán lô lẻ với số vốn nhỏ chỉ từ 10.000đ. Theo đó, Infina cho phép nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh mua/bán với số lượng dưới 100 cổ phiếu, số lẻ tới một chữ số thập phân (ví dụ 0.1; 0.2; 0.3;…) và số tiền giao dịch tối thiểu 10.000 đồng. ‍Nhà đầu tư vẫn nhận đầy đủ quyền lợi về cổ tức cho cổ phiếu theo lô lẻ như khi mua theo lô chẵn. Đặc biệt, các giao dịch cổ phiếu lô lẻ trên Infina hoàn toàn miễn phí giao dịch.

Bất động sản

Trước đó, Infina cũng đã cung cấp sản phẩm đầu tư chung bất động sản. Đây là hình thức nhiều người cùng đầu tư và chia sẻ lợi nhuận từ một bất động sản (căn hộ, nhà phố, shophouse, …), giúp nhà đầu tư có thể tiếp cận một bất động sản tiềm năng chỉ với số tiền nhỏ một cách an toàn và tiện lợi. Các bất động sản được đánh giá và lựa chọn một cách khách quan bởi đội ngũ chuyên gia, đảm bảo các yếu tố tiềm năng sinh lời, an toàn pháp lý, chủ đầu tư uy tín. Tuỳ theo bất động sản, Infina cam kết lợi nhuận tối thiểu hằng năm từ 6% – 9%, cao hơn có thể lên tới 20%/năm từ việc cho thuê. Ngoài ra, bạn cũng có thể bán ra phần sở hữu của mình trên sàn giao dịch và thu phần lợi nhuận chênh lệch mong muốn.

Đội ngũ sáng lập Infina là ai?

Theo thông tin từ Infina, đội ngũ của ứng dụng này bao gồm những chuyên gia hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS, Tài Chính và Công Nghệ Thông Tin.

Người sáng lập và CEO hiện tại của Infina là James Vương. James Vương là thành viên Ban Giám Đốc của WebTreTho (WTT) từ năm 2010 và tham gia vào ban điều hành từ giữa năm 2012. Trước khi nắm giữ vị trí chủ chốt ở WTT, ông James là Phó Tổng Giám Đốc IDG Ventures Việt Nam, và có 6 năm kinh nghiệm đầu tư tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á. Vào năm 2014, James Vương quyết định bỏ ghế Phó Chủ tịch IDG Ventures để ra khởi nghiệp với dự án Lana. Sau đó, Lana mua lại Webtretho và anh lên làm CEO của cộng đồng mẹ và bé lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, ông James có kinh nghiệm dày dặn tại các vị trí công nghệ và trong việc quản lý các sản phẩm ở Silicon Valley. Từ đó, ông đồng sáng lập Launch, cộng đồng quy tụ doanh nhân công nghệ lớn nhất Việt Nam.

Năm 2019, cùng với một gương mặt kỳ cựu khác trong làng khởi nghiệp là Calvin Lam, cả hai ra mắt một dự án khởi nghiệp về fintech tên RealStake và đổi tên thành Infina năm 2021 (Infina hiện là tên ứng dụng còn RealStake là tên công ty sở hữu ứng dụng).

Infina có lừa đảo? Có nên đầu tư với Infina?

Đây chắc chắn là mối quan tâm của nhiều người, bởi thời gian gần đây có không ít ứng dụng lừa đảo tiền của nhà đầu tư. Do đó, hãy cùng phân tích chi tiết hơn về Infina để trả lời những câu hỏi trên.

Tiền của nhà đầu tư Infina đi về đâu?

Để đánh giá Infina có lừa đảo hay không, cần phải hiểu được số tiền của các nhà đầu tư khi đầu tư vào Infina sẽ đi về đâu. Trong trường hợp các dự án lừa đảo, thường phần lớn tiền của nhà đầu tư sẽ vào túi đội ngũ lãnh đạo, sau có thể một số sẽ được dùng để trả cho người sau nhằm gia tăng quy mô lừa đảo, thay vì số tiền này được đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận.

Trong trường hợp của Infina, bạn có thể yên tâm về điều này. Cụ thể, Đối với sản phẩm Tích lũy, tiền của các nhà đầu tư khi gửi vào sẽ được lưu trữ bên Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACB Capital). Đây là công ty quản lý quỹ lâu đời, và là một công ty con của Ngân hàng Á Châu ACB, một ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Đối với sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi, hiện Infina đang cung cấp sản phẩm được phát hành bởi công ty tài chính Viet Credit đã tồn tại lâu năm trên thị trường. Đây là công ty đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tổng tài sản của VietCredit năm 2019 đã tăng lên 1.158.302.060.621 VNĐ so với năm 2018 và hiện đang đạt ngưỡng 3.245.384.839.117 VNĐ.

Đối với sản phẩm Chứng chỉ quỹ, Infina là đối tác kinh doanh của các công ty quản lý quỹ uy tín, là nơi trung gian kết nối giữa khách hàng đến với sản phẩm chứng chỉ quỹ. Ví dụ như các công ty quỹ: Dragon Capital, Vietcombank Securities, VietCapital, VNDirect,… Infina cũng lựa chọn, chắt lọc những loại chứng chỉ cho tăng trưởng tốt trong thời gian gần đây, giúp NĐT rút ngắn được thời gian tìm hiểu giữa muôn vàn CCQ trên thị trường.

Chưa hết, dòng tiền từ khách hàng của Infina còn được rà soát độc lập bởi công ty kiểm toán Deloitte. Ngoài ra, còn có BIDV là ngân hàng giám sát  lưu ký việc thực hiện ủy thác đầu tư đối với Infina và ACBC

hoặc

Lợi nhuận khi đầu tư vào Infina có phi thực tế?

Dù lợi nhuận của Infina cao hơn so với lãi suất ngân hàng, điều này không làm cho Infina trở thành một dự án lừa đảo. Bởi chúng không phải là con số cao đến mức phi lý, như mức lợi nhuận thường được hứa hẹn trong các dự án lừa đảo, chẳng hạn 1%/ngày. Bên cạnh đó, tiền đầu tư vào Infina cũng được quản lý bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, do đó mức lợi nhuận hấp dẫn hơn so với lãi suất ngân hàng là có thể hiểu được.

Đối tác của Infina là ai?

Hiện tại, Infina đã được rất nhiều quỹ Quốc tế góp vốn đầu tư: Y Combinator (YC), Saison Capital, 1982 Ventures, Venturra, Nextrans, 500 Startups, FEBE Ventures. Đặc biệt gần đây, Infina đã tự hào trở thành start-up Việt thứ 3 được quỹ đầu tư danh tiếng nhất tại Thung lũng Silicon (YC) lựa chọn rót vốn.

Y Combinator là nơi ươm mầm giấc mơ “kỳ lân” của mọi startup trên thế giới. Kể từ khi thành lập năm 2005, quỹ đã rót vốn vào hơn 3000 startup trên toàn cầu, tiêu biểu trong trong số đó là những cái tên thành công vượt bậc như Airbnb, Dropbox, Stripe, Coinbase, Reddit, Gitlab, và Twitch. Các công ty được Y Combinator đầu tư đạt tổng trị giá trên 400 tỷ USD, trong đó có hơn 160 công ty trị giá trên 150 triệu USD.

Đăng ký Infina nhận ngay 50.000đ, cổ phiếu thưởng

Như vậy, có thể thấy rằng Infina là một trong những cái tên về ứng dụng đầu tư – tích lũy đem lại cơ chế đầu tư linh hoạt, đơn giản với mức lợi nhuận mà bạn có thể tin tưởng. Bạn có thể download ứng dụng Infina tại đây để nhận được ưu đãi tặng ngay 50.000đ vào tài khoản đối với người dùng mới đăng ký (không áp dụng ưu đãi nếu không dùng link này). Ngoài ra, khi đầu tư chứng khoán trên Infina, bạn cũng có thể nhận được cổ phiếu thưởng.

hoặc