Làm thế nào: Kiếm tiền trong đại dịch Covid-19?

Đại dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm, khiến không ít người bị ảnh hưởng về mặt tài chính khi các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đóng cửa theo quy định giãn cách xã hội. Trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ này, các chuyên gia cho rằng bạn nên sáng tạo hơn trong cách kiếm tiền, thay vì chỉ áp dụng những phương thức truyền thống.

Dưới đây là 5 cách giúp bạn kiếm thêm tiền trong đại dịch Covid-19.

Tìm kiếm các công việc làm từ xa (remote work)

Cho dù các công việc từ xa đã xuất hiện từ lâu, đại dịch Covid-19 đã khiến chúng trở nên phổ biến hơn, trong bối cảnh các doanh nghiệp phải đóng cửa văn phòng. Điều này khiến họ trở nên cởi mở hơn đối với việc tuyển dụng các nhân viên làm việc từ xa. Ngoài ra, có không ít doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí để sống sót qua đại dịch, trong đó có cả chi phí cho đội ngũ nhân sự toàn thời gian, dẫn đến nhu cầu cao hơn cho các nhận sự theo dạng freelancer ngắn hạn, cũng như từ các quốc gia với chi phí lao động rẻ hơn.

Subscribe kênh YouTube của Sodu để được cập nhật các cơ hội kiếm tiền: https://bit.ly/2H6ubT7

Kiếm tiền freelance remote Covid-19

Nếu bạn sở hữu những kĩ năng chuyên môn được nhà tuyển dụng khao khát, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm và ứng tuyển vào các công việc làm từ xa, đặc biệt là những công việc từ các công ty nước ngoài, do chúng có thể đem lại mức thu nhập hấp dẫn hơn rất nhiều. Bạn có thể tìm thấy các công việc dạng freelance thông qua các trang web như Fiverr, Upwork; còn các công việc remote toàn thời gian có thể được tìm thấy trên các trang tin tuyển dụng như LinkedIn, Indeed.

Học thêm những kỹ năng mới

Vậy, trong trường hợp bạn đang chưa thấy tự tin với những kĩ năng chuyên môn của mình thì sao? Đại dịch Covid-19 hoàn toàn có thể trở thành cơ hội để bạn tranh thủ cải thiện bản thân bằng cách học thêm những kĩ năng mới, nhằm cải thiện khả năng tìm được các công việc đem lại mức thu nhập bạn mong muốn.

Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên tìm hiểu đâu là những kĩ năng mà các doanh nghiệp khao khát trong thời buổi hiện nay, cũng như liên quan nhất đối với một công việc cụ thể. Chẳng hạn, theo Microsoft, đại dịch Covid-19 cùng việc phong tỏa kéo dài sẽ khiến cho nhu cầu đối với các công việc liên quan tới phát triển phần mềm và phân tích dữ liệu gia tăng nhanh chóng.

Kiếm tiền nhờ chơi game

Đây là một hình thức tương đối mới mẻ nhưng đanh nhanh chóng trở thành xu hướng trong đại dịch Covid-19, nhờ vào việc các tựa game play-to-earn (chơi để kiếm tiền) đang xuất hiện ngày càng nhiều, và không yêu cầu gì ngoài một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet để bắt đầu.

Chẳng hạn, Axie Infinity, một tựa game do đội ngũ đa phần là người Việt phát triển, đã tạo nên cơn sốt trong thời gian vừa qua tại thành phố Cabanatuan phía bắc thủ đô Manila của Philippines. Trong giai đoạn bị phong tỏa, người dân tại đây đã tìm đến tựa game này như một nguồn thu nhập. Theo một ước tính, người chơi Axie Infinity có thể kiếm được khoảng $1,655 mỗi tháng, tương đương gần 40 triệu Việt Nam đồng – con số cao gấp nhiều lần so với mức lương tối thiểu tại các quốc gia đang phát triển. Cơn sốt nhanh chóng lan sang các khu vực khác của Philippines, cũng như các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia, Venezuela và cả Việt Nam. Đến nay, Axie Infinity đã vượt mốc hơn 1 triệu người chơi mỗi ngày.

Tận dụng ưu đãi thẻ tín dụng

Đại dịch Covid-19 cũng khiến cho các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, và một lượng lớn các giao dịch đã và đang được chuyển dịch sang hình thức trực tuyến (online) như các nền tảng thương mại điện tử, giao đồ ăn,… Đồng thời, các hình thức thanh toán phi tiền mặt như thẻ tín dụng cũng đang được khuyến khích để hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ tiếp xúc. Do đó, các ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ đang tung ra nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng, đặc biệt là đối với các chi tiêu online, và nếu không tận dụng các ưu đãi của thẻ tín dụng, bạn đang bỏ phí số tiền lên tới hàng triệu đồng mỗi năm.

Chẳng hạn, thẻ tín dụng VIB Online Plus đang có chính sách hoàn tiền 6% cho các giao dịch trực tuyến nước ngoài, hoàn 3% cho các giao dịch trực tuyến còn lại và hoàn 0,1% trên toàn bộ số tiền chi tiêu khác. Tổng số tiền được hoàn mỗi năm của thẻ này lên đến 7,200,000 đồng, một con số không hề nhỏ. Chưa hết, chủ thẻ còn được hoàn tiền 300,000 cho các giao dịch lưu thẻ trên các ứng dụng/website của các đơn vị chấp nhận thẻ trực tuyến trong 03 kỳ sao kê đầu tiên kể từ ngày phát hành, cùng nhiều ưu đãi giảm giá tại các đối tác. Thủ tục mở thẻ cũng đơn giản, với các bước đăng ký diễn ra hoàn toàn online, khách hàng có thẻ ngay sau 30 phút.

Đầu tư chứng khoán & tiền ảo

Trong bối cảnh mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm mạnh trong thời gian vừa qua, ngày càng nhiều người lựa chọn các kênh đầu tư khác với kỳ vọng mức lợi nhuận lớn hơn như chứng khoán hay tiền ảo. Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), chỉ trong 8 tháng đầu năm 2021 đã có hơn 800,000 tài khoản chứng khoán được mở mới, lớn hơn tổng số tài khoản mở mới trong 3 năm 2018, 2019 và 2020. Trong khi đó, theo thống kê của Chainalysis, các nhà đầu tư Việt Nam đã thu lời 0,4 tỷ USD từ Bitcoin trong năm 2020, đứng thứ 13 thế giới và thứ 4 châu Á.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, chứng khoán hay tiền ảo hoàn toàn không dành cho những người mong muốn “làm giàu nhanh”. Theo một thống kê không chính thức, có tới 95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, thị trường tiền ảo với biên độ dao động giá lớn và tính chất đầu cơ cao hoàn toàn có thể cuốn phăng gần như toàn bộ số tiền của nhà đầu tư trong phút chốc. Đó là chưa kể đến hàng trăm dự án lừa đảo tiền ảo lợi dụng sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với lĩnh vực này. Vì thế, các nhà đầu tư mới cần xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp, chỉ đầu tư sau khi đã dành ra một khoản tiền cho các khoản chi tiêu cần thiết và dự phòng, không sử dụng đòn bẩy, đồng thời hạn chế tối đa các quyết định dựa trên cảm xúc.

Categories
Tiêu dùng

Đây là 3 điều quan trọng nhất bạn cần làm với tiền của mình trong đại dịch Covid-19

Căn bệnh viêm phổi cấp Covid-19 do virus corona gây ra đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố là đại dịch trong tuần vừa qua. Hậu quả là thị trường chứng khoán thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề, với các chỉ số lớn đồng loạt sụt giảm mạnh về giá trị.

Cho dù các chuyên gia y tế và chính phủ các nước đã và đang nâng cao cảnh giác trước đại dịch này, bạn vẫn cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Trước hết, bạn cần giữ bình tĩnh, tránh tâm lý hoảng loạn, sau đó thực hiện 3 điều sau đây.

Đọc thêm: Ít được nhắc tới nhưng thứ này lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nCoV – bạn cần biết để phòng tránh

1. Giữ nguyên khoản đầu tư

Đa số các chuyên gia tài chính đều có chung nhận định rằng bạn nên giữ nguyên khoản đầu tư của mình trong những thời điểm bất ổng và không chắc chắn. Đây cũng là thời điểm phù hợp để bạn đánh giá lại các mục tiêu đầu tư của bản thân. Nếu như bạn đầu tư với những mục tiêu ngắn hạn, chẳn hạn như mua một căn nhà, và một đợt sụt giảm của thị trường có thể ảnh hưởng lớn tới bạn, hãy cân nhắc tới việc thay đổi chiến lược khi tình hình ổn định trở lại.

Dù nhiều người có thể lên tiếng cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mua vào cổ phiếu, bạn nên cẩn trọng với suy nghĩ này. Trên thực tế, nếu không đủ kiến thức chuyên môn, bạn nên đầu tư đều đặn thay vì cố gắng “bắt đáy” cổ phiếu.

“Gần như là không thể dự đoán đáy của một đợt điều chỉnh thị trường“, theo Ryan Marshall, một chuyên gia hoạch định tài chính. “Nếu như bạn có một danh mục đủ đa dạng, một số cổ phiếu bạn nắm giữ có thể sẽ có lợi trong những hoàn cảnh thị trường tiêu cực. Ngược lại, nếu chúng đồng loạt đi xuống, có thể danh mục của bạn không được đa dạng như bạn tưởng”.

Trong những thời điểm thiếu chắc chắn như hiện nay, có thể bạn cũng sẽ muốn rút hết số tiền đầu tư và để chúng vào một nơi an toàn hơn như gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, Christine Benz, Giám đốc Tài chính Cá nhân tại công ty nghiên cứu đầu tư Morningstar cho rằng các nhà đầu tư cần biết cách vượt qua mong muốn nhất thời này.

“Thực tế là bạn cần sẵn sàng chịu đựng một chút bất ổn cùng rủi ro trong kế hoạch của mình nếu như muốn tài sản tăng nhanh hơn lạm phát. Theo thời gian, các tài sản với mức độ rủi ro cao hơn như cổ phiếu đã cho kết quả tốt hơn các loại tài sản với mức độ rủi ro thấp hơn, và điều này cũng sẽ đúng trong tương lai”, Benz viết.

Một lời khuyên khác cho các nhà đầu tư trong giai đoạn này đó là tránh xa mạng xã hội và những tin tức tiêu cực, theo Alexander Koury, một chuyên gia hoạch định tài chính khác.

“Trong các đợt dịch trước đây, thị trường luôn phản ánh một cách tiêu cực, nhưng sau khoảng 3 đến 6 tháng sau cú sốc đầu tiên, nó sẽ bình thường trở lại, và trong đa số các trường hợp, tiếp tục sinh ra lợi nhuận”, theo Koury.

2. Gia tăng giá trị khoản tiết kiệm khẩn cấp của bạn

Một trong những ưu tiên tài chính cá nhân hàng đầu của bạn nên là luôn có một quỹ dự phòng. Điều này càng quan trọng hơn, khi có thêm nguy cơ bạn không thể đi làm hoặc mất việc vì virus corona. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần một khoản tiền để trang trải cuộc sống của mình. Vì thế, hãy luôn để dành khoảng 3 tới 6 tháng chi phí sinh hoạt trong một quỹ dự phòng.

“Mọi người nên chắc chắn họ có một quỹ dự phòng hoặc ít nhất là một gói tín dụng họ có thể tiếp cận trong trường hợp thu nhập bị ảnh hưởng bởi virus corona. Những tình huống như thế này chính là lý do quỹ dự phòng được sinh ra”, Shaun Melby, một chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân nhận định.

Nếu bạn chưa có từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt để dành trong một quỹ khẩn cấp, đã đến lúc bạn bắt tay vào thực hiện điều này. Hãy hi sinh và cắt bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết.

Subscribe kênh YouTube của Sodu.asia để cập nhật video mới bổ ích về chủ đề tài chính cá nhân mỗi tuần: https://bit.ly/2H6ubT7

3. Giúp đỡ người khác

Nếu như bạn có thể, hãy dùng tiền để giúp đỡ bạn bè, người thân và cộng đồng, theo Michelle Fait, một chuyên gia hoạch định tài chính sống tại Seattle.

“Nếu như bạn khỏe mạnh, hãy hỗ trợ những doanh nghiệp và hộ kinh doanh địa phương như nhà hàng và quán cà phê bằng cách để lại tiền boa cho họ. Những người này đang mất đi thu nhập khi mọi người lựa chọn ở nhà.”

Nếu như bạn có bạn bè hay người thân trong những khu vực cách ly, hãy gửi quà cho họ để họ không cảm thấy cô đơn. Hoặc bạn cũng có thể dành một khoảng thời gian để trò chuyện qua video với họ nếu bạn không thể gặp họ như trước.

Đọc thêm:

Phong trào FIRE là gì? Nguồn gốc của phong trào này là từ đâu?

Làm thế nào để tránh đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên cảm xúc?

10 nguyên tắc đã đưa Warren Buffett trở thành tỷ phú – bạn có thể áp dụng để thành công hơn

Tại sao lúc này nhà đầu tư nên nắm giữ tiền mặt thay vì cổ phiếu?

Khó có thể nói một cách chắc chắn rằng những biến động trong những tuần vừa qua của thị trường chứng khoán chỉ là một đợt điều chỉnh ngắn hạn ở sau một quá trình tăng giá tốt trong khoảng thời gian dài kỷ lục, hay là sự bắt đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, dường như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tin rằng khả năng xảy ra trường hợp thứ 2 là có thật, khi quyết định cắt giảm lãi suất khẩn cấp.

Những biến động gần đây của thị trường có phần khác những lần trước, bởi lần này nó đến từ một mối nguy rất thật: virus corona (hay nCoV), thứ mà các chuyên gia tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng có thể trở thành một đại dịch quy mô toàn cầu.

>> Đọc thêm: Có phải phương pháp đầu tư của Warren Buffett đã hết thời?

Do đó, cho dù cổ phiếu có thể đang có mức giá hấp dẫn, tiền mặt đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với các nhà đầu tư. Trước khi quyết định mua “hàng giảm giá”, bạn không thể không kiểm tra lượng tiền mặt mình nắm giữ để đảm bảo rằng mình có thể chống chọi được với trường hợp xấu nhất là một cuộc khủng hoảng tài chính và một đại dịch diễn ra cùng lúc trên quy mô toàn cầu.

Nếu đây đúng là sự bắt đầu của một cuộc khủng hoảng kéo dài, bạn sẽ còn nhiều cơ hội để mua cổ phiếu với giá còn rẻ hơn nữa trong tương lai. Ngược lại, nếu đây chỉ là một đợt điều chỉnh ngắn hạn, bạn cũng khó có thể tạo nên sự khác biệt trong tài khoản của mình khi mua cổ phiếu. Nói cách khác: bạn không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một nếu bạn đảm bảo rằng mình nắm giữ đủ tiền mặt trong giai đoạn này.

Subscribe kênh YouTube của Sodu.asia để cập nhật video mới bổ ích về chủ đề tài chính cá nhân mỗi tuần: https://bit.ly/2H6ubT7

Nguy cơ của một đợt đại dịch

Nếu như một đợt đại dịch trên quy mô toàn cầu trở thành sự thực, chúng ta sẽ thấy một sự xáo trộn trong chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Trên thực tế, điều này đang bắt đầu xảy ra với những hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc, từ chiếc iPhone cho tới một số loại dược phẩm.

Cho dù tỷ lệ tử vong của coronavirus (nCoV) chỉ vào khoảng 2%, nhưng tỷ lệ người không thể đi làm do phải điều trị hay để cách ly chắc chắn sẽ cao hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy được điều này khi mà người dân đổ xô đi mua đồ để bảo vệ bản thân trước coronavirus. Nước rửa tay và khẩu trang đã trở thành mặt hàng hiếm, và một số mặt hàng khác thì tăng giá chóng mặt. Nếu như virus nCoV tiếp tục lây lan, giá cả của hàng hóa có thể sẽ tiếp tục leo thang do người dân tích trữ chúng, dẫn đến nguy cơ lạm phát cao. Và có thể mức độ ảnh hưởng từ virus nCoV sẽ còn lớn hơn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.

>> Đọc thêm: Ít được nhắc tới nhưng thứ này lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nCoV – bạn cần biết để phòng tránh

Ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế

Nếu bạn là một nhà đầu tư trong thập kỷ vừa rồi, có thể lợi nhuận thu được từ chu kỳ tăng giá của thị trường sẽ làm bạn quên đi khoảng thời gian nền kinh tế thế giới cần để phục hồi từ cuộc khủng hoảng 2008. Trên thực tế, 12 năm sau khi nó xảy ra, vẫn còn những quỹ chưa phục hồi giá trị nếu tính cả lạm phát, hay một thế hệ không tìm được việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nếu coronavirus tiếp tục lây lan, tổ chức này có thể hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong năm 2020 xuống còn một nửa, còn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức âm trong quý 2, và dự báo một cuộc suy thoái vào cuối năm. Và cho dù không ai muốn điều đó xảy ra, chúng ta cần nhớ lại những bài học của cuộc khủng hoảng 2008.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, hàng triệu người đã mất việc, còn những người khác thì đối mặt với thu nhập sụt giảm. Những người thất nghiệp trong giai đoạn này còn bị ảnh hưởng tiêu cực về thu nhập trong vòng 20 năm sau khi có việc trở lại, khi họ phải nhận mức lương thấp hơn.

>> Đọc thêm: Đây là 5 cổ phiếu có thể tăng giá do Coronavirus, các nhà đầu tư nên để mắt

Trong tuần qua, các ngân hàng trung ương đã cho thấy dấu hiệu sẵn sàng hành động để hạn chế ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy vậy, các thị trường chứng khoán quốc tế vẫn ngay lập tức quay lại sắc đỏ sau khi nhận được những thông báo này. Chúng ta cần thế giới tìm ra cách khắc phục căn bệnh này và đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường trước khi nỗi sợ qua đi. Điều này có thể cần nhiều thời gian, phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của dịch COVID-19.

Những điều này có nghĩa là bạn cần chuẩn bị cho nguy cơ mất việc, thậm chí là trong một khoảng thời gian. Và để làm được điều đó, bạn nên có đủ tiền mặt.

Đọc thêm các bài viết khác:

Làm thế nào để giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ?

Làm thế nào để chuẩn bị cho khủng hoảng kinh tế?

5 thứ mà bạn nên đầu tư trong khủng hoảng kinh tế

Tại sao 95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán?

Điều hành quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới quản lý hơn 124 tỷ đô tài sản, tỷ phú này nói rằng “suýt phá sản là điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với tôi”

Đây là 5 cổ phiếu có thể tăng giá do Coronavirus, các nhà đầu tư nên để mắt

Một tuần vừa qua là khoảng thời gian cả thế giới nín thở dõi theo những diễn biến của virus viêm phổi Corona. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 132 người chết vì căn bệnh này, với gần 6.000 ca nhiễm, buộc Trung Quốc phải phong tỏa nhiều thành phố để ngăn chặn bệnh dịch lây lan.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, không ít nhà đầu tư nhạy bén đã để mắt tới những công ty dược có thể đóng vai trò đẩy lùi chủng virus này. Dưới đây là danh sách 5 cổ phiếu cần được đặc biệt chú ý trong bối cảnh coronavirus bùng phát.

>> Đọc thêm: Đây là 3 cổ phiếu hưởng lợi nhiều nhất khi thế giới chuyển dịch theo xu hướng không tiền mặt

1. Biocryst Pharmaceuticals

Cổ phiếu của Biocryst Pharmaceuticals tăng giá trong tuần vừa qua khi những lo ngại về đại dịch coronavirus được dấy lên. Doanh nghiệp này chủ yếu nghiên cứu và phát triển các loại thuốc kháng sinh.

Sản phẩm thương mại duy nhất của công ty này, Rapivab, được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị dịch cúm lây nhiễm năm 2014. Tuy nhiên, chủng virus cúm khi đó không cùng họ với coronavirus hiện nay. Dù vậy, Biocryst vẫn đang thử nghiệm một loại thuốc mới có tên galidesivir dành cho việc điều trị coronavirus. Galidesivir hiện đang được thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn 1.

2. Gilead Sciences

Một trong những doanh nghiệp công nghệ sinh học (biotech) lớn nhất trên thế giới, Gilead Sciences, nổi tiếng với những loại thuốc điều trị viêm gan virus C và virus HIV. Những loại thuốc này đem về cho Gilead hàng tỷ đô la mỗi năm.

Doanh nghiệp này đang cân nhắc phát triển thêm loại thuốc kháng virus có tên remdesivir của mình, vốn từng được dùng để đối phó với virus Ebola và Marburg để chống lại coronavirus. Theo trang tin Reuters, Gilead đang thảo luận với các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc và Hoa Kỳ về khả năng này.

3. Inovio

Inovio tập trung nghiên cứu lĩnh vực bệnh truyền nhiễm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, công ty chưa có một loại thuốc nào được cấp phép lưu hành trên thị trường. Chương trình hiện đại nhất của Inovio là VGX-3100, một loại vaccine DNA hướng tới chữa trị căn bệnh nghịch sản cổ tử cung gây ra bởi virus HPV. Theo Inovio, doanh nghiệp này sẽ công bố kết quả nghiên cứu của chương trình VGX-3100 này vào cuối năm 2020.

Mối đe dọa từ coronavirus đã nâng cao sự quan tâm tới các chương trình nghiên cứu kháng virus của Inovio. Cổ phiếu hãng này đã có những diễn biến tích cực sau khi tổ chức Liên minh Đổi mới Phòng ngừa Đại dịch (Coalition for Epidemic Preparedness Innovations – CEPI) cấp cho hãng một khoản tài trợ lên tới 9 triệu đô la để phát triển một loại vaccine đặc trị coronavirus.

4. Moderna

Một cổ phiếu biotech khác nhận được sự quan tâm trong bối cảnh bệnh viêm phổi do coronavirus bùng phát là Moderna. Tương tự Inovio, mới đây Moderna cũng đã nhận được một số tiền tài trợ từ CEPI để phát triển một loại vaccine chống coronavirus.

Moderna hiện đang có 5 loại vaccine ngăn chặn hoặc kiểm soát bênh truyền nhiễm do virus trong quá trình thử nghiệm, bao gồm cả loại vaccine chống virus Zika. Doanh nghiệp này cho rằng phương pháp sử dụng ARN thông tin (mRNA) của mình sẽ “kích thích phản ứng miễn dịch mạnh hơn” và có khả năng tạo tiền đề cho “những khám phá đối phó với các mối đe dọa đại dịch”.

5. Novanax

Novanax là một trong những cổ phiếu biến động mạnh nhất khi mối lo ngại về coronavirus gia tăng. Trong tuần qua, có lúc giá cổ phiếu này tăng hơn 30% khi hãng tuyên bố mình đang nghiên cứu một loại vaccine điều trị coronavirus.

Bên cạnh những nỗ lực đối phó coronavirus mới đây, Novanax cũng có những sản phẩm khác, trong số đó phải kể đến loại vaccine cúm NanoFlu dựa trên công nghệ hạt nano. Novavax dự kiến ​​sẽ báo cáo kết quả từ một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn cuối của vaccine này vào cuối quý 1 năm 2020.

Cần tách biệt giữa kỳ vọng nhất thời và yếu tố cơ bản của doanh nghiệp

Cho dù một số hoặc tất cả các cổ phiếu này đều có thể tăng nếu mối đe dọa coronavirus tăng lên, nhà đầu tư cần tách biệt giữa kỳ vọng nhất thời và yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Sẽ mất một khoảng thời gian trước khi bất kỳ cái tên nào có thể cho ra mắt một loại thuốc hay vaccine để đối phó với coronavirus. Đồng thời, không có gì đảm bảo cho thành công của loại thuốc hay vaccine đó.

Cách tiếp cận phù hợp nhất cho nhà đầu tư là tập trung vào các sản phẩm khác đang được các công ty công nghệ sinh học này nghiên cứu hoặc các loại thuốc đã được cấp phép lưu hành. Những sản phẩm đó mới chính là những yếu tố tạo nên thành công trong dài hạn cho những doanh nghiệp này.