Dù thị trường tiền mã hóa (cryptocurrency) nói chung đang có sự chững lại trong thời gian gần đây, một số đồng coin vẫn có tiềm năng tăng giá mạnh mẽ trong năm 2022 nhờ vào lộ trình phát triển dự án đầy hứa hẹn. Vậy đó là những đồng coin nào?
ApeCoin (APE)
ApeCoin (APE) là đồng token quản trị được phát triển dựa trên giao thức ERC-20 trong hệ sinh thái APE nhằm thúc đẩy sự phát triển của một cộng đồng phi tập trung xoay quanh hệ sinh thái này. Hệ sinh thái APE được “chống lưng” bởi những cái tên đình đám trong giới NFT, gồm Yuga Labs (đơn vị tạo ra các NFT Bored Ape Yatch Club – bộ sưu tập NFT phổ biến nhất thế giới) cùng với Animoca Brands (công ty phát triển game và quỹ đầu tư vào các dự án blockchain, hiện đang phát triển tựa game metaverse The Sandbox và nắm giữ quyền sở hữu một phần đối với MetaMask, OpenSea, Axie Infinity, CryptoKitties và Atari.

Ngay sau khi ra mắt vào ngày 17/03, ApeCoin đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm cực lớn từ cộng đồng, giúp đồng tiền này ngay lập tức lọt vào trong top 100 đồng tiền mã hóa có giá vị vốn hóa lớn nhất. Bên cạnh đó, tiềm năng tăng giá của đồng token này là khá triển vọng, khi hệ sinh thái xoay quanh ApeCoin cũng đang dần thành hình. Cụ thể, Benji Bananas, một tựa game mobile được phát triển bởi Animoca Brands, cho biết sẽ sử dụng ApeCoin là đồng tiền thanh toán trong game. Còn Yuga Labs, công ty đứng sau ApeCoin cũng có kế hoạch sử dụng ApeCoin là đồng tiền thanh toán cho tất cả các dự án của mình, mà mới nhất là dự án trò chơi metaverse Otherside. Yuga Labs đã mua lại quyền sở hữu trí tuệ đối với bộ sưu tập NFT CryptoPunks và Meebits, cũng như huy động thành công 450 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm từ các quỹ đầu tư để phục vụ phát triển Otherside, cho thấy tham vọng to lớn của Yuga Labs đối với dự án này.
NEAR Protocol (NEAR)
NEAR Protocol là một giao thức blockchain layer-1, hoạt động tương tự như một nền tảng đám mây do cộng đồng điều hành, hỗ trợ việc tạo ra các ứng dụng phi tập trung (dApps) dễ dàng, thân thiện với cả các nhà phát triển và người dùng, nhờ vào tốc độ giao dịch nhanh và khả năng tương thích cao. NEAR Protocol được sáng lập bởi Erik Trautman – một nhà khởi nghiệp từng có kinh nghiệm làm việc tại Phố Wall, Illia Polosukhin – người từng làm việc tại Google trong vòng 3 năm, và Alex Skidanov – từng làm việc tại Microsoft.

NEAR Protocol đã chính thức ra mắt mainnet vào tháng 5/2020. Theo NEAR, nền tảng của dự án này có hiệu quả cao hơn, dễ sử dụng và ít tốn kém hơn Ethereum. Bản thân Vitalik Buterin, nhà sáng lập của Ethereum từng thừa nhận NEAR Protocol sẽ là một đối thủ đáng gờm với Ethereum. Đầu tháng 4/2022 mới đây, NEAR Protocol đã gọi vốn thành công 350 triệu USD từ nhiều quỹ đầu tư lớn trong ngành tiền mã hóa, bao gồm Tiger Global, Republic Capital, Hashed, FTX Ventures và Dragonfly Capital. Trước đó, NEAR Protocol cũng đã huy động 21,6 triệu USD vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư danh tiếng như Andreesen Horowitz, Libertus, Blockchange, Animal Ventures, Pantera, và Electric.
Terra (LUNA)
Terra là một giao thức blockchain sử dụng các stablecoin neo theo giá các đồng tiền pháp định (fiat) với mục đích tạo ra hệ thống thanh toán toàn cầu ổn định. Theo sách trắng (whitepaper) của dự án, Terra sẽ kết hợp sự ổn định về tỷ giá và sự chấp nhận rộng rãi của các đồng tiền pháp định với những ưu điểm của tiền mã hóa (cryptocurrency) như tính phi tập trung, qua đó xử lý, quyết toán các giao dịch một cách nhanh chóng và với chi phí thấp.
Trên thực tế, dù cho có tiềm năng rất lớn, nhưng sự biến động mạnh về giá của các đồng tiền mã hóa (cryptocurrency) khiến việc sử dụng chúng trong thanh toán, tiêu dùng hàng ngày vẫn gặp nhiều khó khăn. Giải pháp của Terra được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, giúp tiền mã hóa trở nên phổ biến hơn. Quỹ dự trữ LUNA, đồng native token của Terra, được dùng để duy trì sự ổn định của các stablecoins được xây dựng trên giao thức này (như TerraUSD, TerraEUR, TerraCNY, TerraJPY, TerraGBP, TerraKRW,..). Những nhà đầu tư nắm giữ token Terra cũng có quyền nộp và bầu chọn các đề xuất phát triển dự án này.

Terra bắt đầu được phát triển từ tháng 01/2018, và mainnet được chính thức ra mắt vào tháng 04/2019. Terra được thành lập bởi Daniel Shin và Do Kwon, với Kwon hiện giữ vai trò CEO của Terraform Labs, công ty đứng sau Terra. Trước khi thành lập Terra, Daniel Shin đồng sáng lập và điều hành Ticket Monster (còn gọi là TMON), một trong những công ty thương mại điện tử hàng đầu tại Hàn Quốc; còn Do Kwon là người sáng lập và CEO của Anyfi, một startup cung cấp các giải pháp mạng lưới không dây phi tập trung. Trước đó, Do Kwon cũng từng làm việc cho Microsoft và Apple. Dự án Terra đã huy động được số tiền đầu tư mạo hiểm lên tới 58 triệu USD từ các quỹ tên tuổi như Coinbase Ventures, Kakao Ventures, Hashed, Pantera Capital…
The Sandbox (SAND)
The Sandbox là một tựa game dạng sandbox được phát triển bởi studio Pixowl và phát hành vào năm 2012. Dù ra đời từ khá sớm như vậy, The Sandbox chỉ thực sự được quan tâm khi Animoca Brands mua lại nó vào tháng 8/2018, đồng thời phát triển phiên bản dựa trên blockchain của tựa game này. Đáng chú ý, Animoca Brands cũng là công ty đã đầu tư vào một số dự án blockchain đình đám nhất thời gian qua như Axie Infinity, Yuga Labs (Bored Ape Yatch Club), MetaMask, OpenSea, CryptoKitties và Atari.

Theo đó, với sự tham gia của Amonica Brands, The Sandbox hiện đã trở thành một dự án vũ trụ ảo (metaverse). Theo sách trắng (whitepaper) của dự án, The Sandbox có mục tiêu giới thiệu công nghệ blockchain vào lĩnh vực game. The Sandbox hoạt động theo hình thức “chơi để kiếm tiền” (play-to-earn), thông qua kết hợp các yếu tố DAO (viết tắt của “Decentralized Autonomous Organization” – tổ chức tự trị phi tập trung) và NFT (non-fungible token) để tạo ra một nền tảng phi tập trung cho cộng đồng game thủ.
SAND là token trong hệ sinh thái The Sandbox. SAND đóng vai trò token tiện ích trong game, người chơi có thể thu thập sau đó sử dụng SAND để chơi game, mua thiết bị hoặc tùy chỉnh avatar nhân vật, mua ASSET và LAND (các loại tài sản dạng NFT trong The Sandbox). SAND cũng đóng vai trò token quản trị, cho phép người nắm giữ tham gia vào các quyết định quản trị bằng cách tự bỏ phiếu hoặc ủy quyền biểu quyết cho những người chơi khác mà họ lựa chọn.
Cronos (CRO)
Cronos (CRO) là native token của Cronos Chain, một mạng blockchain mã nguồn mở phi tập trung phát triển bởi sàn giao dịch Crypto.com. Theo đó, Cronos Chain là một trong số các giải pháp được phát triển bởi Crypto.com nhằm thúc đẩy sự đón nhận với tiền mã hóa (cryptocurrency), bảo vệ danh tính và dữ liệu người dùng. Hiện mạng blockchain này đang đóng vai trò xử lý các giao dịch qua ứng dụng thanh toán Crypto.com Pay, tuy nhiên Crypto.com có kế hoạch mở rộng nó ra các sản phẩm khác của công ty trong tương lai. Cronos Chain chính thức ra mắt vào tháng 11/2018, còn Crypto.com, công ty đứng sau token CRO, được thành lập vào tháng 06/2016.

Nếu như sàn giao dịch Binance có Binance Chain và Binance Smart Chain thì Crypto.com có Crypto.org Chain và Cronos Chain. Cả 2 mạng blockchain của Crypto.com đều được dựa trên Cosmos SDK, tuy nhiên Cronos Chain có ưu điểm là tương thích EVM (Ethereum Virtual Machine), giúp cho các ứng dụng phi tập trung DApps xây dựng trên mạng Ethereum có thể được chuyển đổi sang Cronos Chain. Sau khi ra mắt, tổng giá trị bị khóa (Total Locked Value – TVL) của Cronos Chain đã tăng trưởng mạnh trong chưa đầy 3 tháng lên hơn 2 tỷ USD, một phần nhờ vào quỹ Particle B CRO EVM trị giá 100 triệu USD dùng để khuyến khích các lập trình viên xây dựng ứng dụng trên Cronos Chain.
Chủ sở hữu CRO có thể stake token để trở thành người xác nhận giao dịch (validator) và kiếm phí xử lý giao dịch trên mạng lưới. Crypto.com cũng đưa ra khuyến mãi khủng hoàn tiền lên tới 20% khi thanh toán bằng CRO thông qua ứng dụng Crypto.com Pay và hoàn tiền lên tới 10% khi mua thẻ quà tặng (gift card) và chuyển tiền với CRO. Bên cạnh đó, Crypto.com cũng đang cho biết doanh nghiệp này đang tìm kiếm và phát triển các ứng dụng mới cho CRO để tiếp tục phát triển token này.
One reply on “Top 5 đồng coin có tiềm năng tăng giá mạnh trong năm 2022”
[…] StepN là một ứng dụng phong cách sống theo xu hướng GameFi (trò chơi điện tử kèm theo yếu tố tài chính) trong bối cảnh Web3. StepN là ứng dụng tiên phong tạo ra mô hình move to earn (M2E – di chuyển để kiếm tiền) được dự đoán sẽ trở thành một trào lưu tiếp nối sự thành công của mô hình play to earn (P2E – chơi game để kiếm tiền) với những cái tên như Axie Infinity, The Sandbox,… […]