Khó có thể nói một cách chắc chắn rằng những biến động trong những tuần vừa qua của thị trường chứng khoán chỉ là một đợt điều chỉnh ngắn hạn ở sau một quá trình tăng giá tốt trong khoảng thời gian dài kỷ lục, hay là sự bắt đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, dường như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tin rằng khả năng xảy ra trường hợp thứ 2 là có thật, khi quyết định cắt giảm lãi suất khẩn cấp.
Những biến động gần đây của thị trường có phần khác những lần trước, bởi lần này nó đến từ một mối nguy rất thật: virus corona (hay nCoV), thứ mà các chuyên gia tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng có thể trở thành một đại dịch quy mô toàn cầu.
>> Đọc thêm: Có phải phương pháp đầu tư của Warren Buffett đã hết thời?
Do đó, cho dù cổ phiếu có thể đang có mức giá hấp dẫn, tiền mặt đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với các nhà đầu tư. Trước khi quyết định mua “hàng giảm giá”, bạn không thể không kiểm tra lượng tiền mặt mình nắm giữ để đảm bảo rằng mình có thể chống chọi được với trường hợp xấu nhất là một cuộc khủng hoảng tài chính và một đại dịch diễn ra cùng lúc trên quy mô toàn cầu.

Nếu đây đúng là sự bắt đầu của một cuộc khủng hoảng kéo dài, bạn sẽ còn nhiều cơ hội để mua cổ phiếu với giá còn rẻ hơn nữa trong tương lai. Ngược lại, nếu đây chỉ là một đợt điều chỉnh ngắn hạn, bạn cũng khó có thể tạo nên sự khác biệt trong tài khoản của mình khi mua cổ phiếu. Nói cách khác: bạn không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một nếu bạn đảm bảo rằng mình nắm giữ đủ tiền mặt trong giai đoạn này.
Subscribe kênh YouTube của Sodu.asia để cập nhật video mới bổ ích về chủ đề tài chính cá nhân mỗi tuần: https://bit.ly/2H6ubT7
Nguy cơ của một đợt đại dịch
Nếu như một đợt đại dịch trên quy mô toàn cầu trở thành sự thực, chúng ta sẽ thấy một sự xáo trộn trong chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Trên thực tế, điều này đang bắt đầu xảy ra với những hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc, từ chiếc iPhone cho tới một số loại dược phẩm.
Cho dù tỷ lệ tử vong của coronavirus (nCoV) chỉ vào khoảng 2%, nhưng tỷ lệ người không thể đi làm do phải điều trị hay để cách ly chắc chắn sẽ cao hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy được điều này khi mà người dân đổ xô đi mua đồ để bảo vệ bản thân trước coronavirus. Nước rửa tay và khẩu trang đã trở thành mặt hàng hiếm, và một số mặt hàng khác thì tăng giá chóng mặt. Nếu như virus nCoV tiếp tục lây lan, giá cả của hàng hóa có thể sẽ tiếp tục leo thang do người dân tích trữ chúng, dẫn đến nguy cơ lạm phát cao. Và có thể mức độ ảnh hưởng từ virus nCoV sẽ còn lớn hơn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
>> Đọc thêm: Ít được nhắc tới nhưng thứ này lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nCoV – bạn cần biết để phòng tránh
Ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế
Nếu bạn là một nhà đầu tư trong thập kỷ vừa rồi, có thể lợi nhuận thu được từ chu kỳ tăng giá của thị trường sẽ làm bạn quên đi khoảng thời gian nền kinh tế thế giới cần để phục hồi từ cuộc khủng hoảng 2008. Trên thực tế, 12 năm sau khi nó xảy ra, vẫn còn những quỹ chưa phục hồi giá trị nếu tính cả lạm phát, hay một thế hệ không tìm được việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nếu coronavirus tiếp tục lây lan, tổ chức này có thể hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong năm 2020 xuống còn một nửa, còn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức âm trong quý 2, và dự báo một cuộc suy thoái vào cuối năm. Và cho dù không ai muốn điều đó xảy ra, chúng ta cần nhớ lại những bài học của cuộc khủng hoảng 2008.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, hàng triệu người đã mất việc, còn những người khác thì đối mặt với thu nhập sụt giảm. Những người thất nghiệp trong giai đoạn này còn bị ảnh hưởng tiêu cực về thu nhập trong vòng 20 năm sau khi có việc trở lại, khi họ phải nhận mức lương thấp hơn.
>> Đọc thêm: Đây là 5 cổ phiếu có thể tăng giá do Coronavirus, các nhà đầu tư nên để mắt
Trong tuần qua, các ngân hàng trung ương đã cho thấy dấu hiệu sẵn sàng hành động để hạn chế ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy vậy, các thị trường chứng khoán quốc tế vẫn ngay lập tức quay lại sắc đỏ sau khi nhận được những thông báo này. Chúng ta cần thế giới tìm ra cách khắc phục căn bệnh này và đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường trước khi nỗi sợ qua đi. Điều này có thể cần nhiều thời gian, phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của dịch COVID-19.
Những điều này có nghĩa là bạn cần chuẩn bị cho nguy cơ mất việc, thậm chí là trong một khoảng thời gian. Và để làm được điều đó, bạn nên có đủ tiền mặt.
Đọc thêm các bài viết khác:
Làm thế nào để giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ?
Làm thế nào để chuẩn bị cho khủng hoảng kinh tế?
5 thứ mà bạn nên đầu tư trong khủng hoảng kinh tế
Tại sao 95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán?
5 replies on “Tại sao lúc này nhà đầu tư nên nắm giữ tiền mặt thay vì cổ phiếu?”
[…] kiến giá trị danh mục sụt giảm theo từng ngày, đi kèm với những lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng kéo dài. Chính vì thế, đây cũng là thời điểm phù hợp để ôn lại những bài học […]
[…] Đa số các chuyên gia tài chính đều có chung nhận định rằng bạn nên giữ nguyên khoản đầu tư của mình trong những thời điểm bất ổng và không chắc chắn. Đây cũng là thời điểm phù hợp để bạn đánh giá lại các mục tiêu đầu tư của bản thân. Nếu như bạn đầu tư với những mục tiêu ngắn hạn, chẳn hạn như mua một căn nhà, và một đợt sụt giảm của thị trường có thể ảnh hưởng lớn tới bạn, hãy cân nhắc tới việc thay đổi chiến lược khi tình hình ổn định trở lại. […]
[…] hoạt động trong những lĩnh vực này mất đi gần như toàn bộ thu nhập, kéo theo ảnh hưởng lên toàn bộ các lĩnh vực khác. Trong bối cảnh đó, một lượng lớn người lao động mất việc do công ty tiến […]
[…] một cách nhanh chóng? Hãy thực hiện những khoản đầu tư với giá trị lớn vào một cổ phiếu duy nhất. Điều này cũng tương tự như việc một người chơi bạc đặt hết toàn bộ […]
[…] trường Việt Nam là 3 triệu gem. Như vậy có thể coi gem của MyAladdinz như một đồng tiền nội bộ dùng để mua bán, trao đổi giữa những người tham gia hệ thống này, […]