Mọi nhà đầu tư đều đến với thị trường chứng khoán với mong muốn kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số đều trở thành nạn nhân. Theo một số thống kê không chính thức, có tới 95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến con số đáng buồn này, và làm cách nào để bạn có thể nằm trong nhóm 5% còn lại?
Mong muốn làm giàu nhanh
Thị trường chứng khoán không phải tấm vé đưa bạn đến với sự giàu có chỉ sau một đêm. Không ít nhà đầu tư cố gắng “đánh bại thị trường” bằng cách liên tục mua bán các loại cổ phiếu hay theo đuổi các chiến lược mang tính rủi ro cao để rồi mất một khoản tiền lớn.
Trong một cuộc trò chuyện, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos đã hỏi nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett rằng nếu một chiến lược đầu tư đơn giản đã đưa Buffett vào danh sách những người giàu nhất thế giới, tại sao mọi người không sao chép ông. Warren Buffet đã trả lời rằng bởi vì không ai muốn làm giàu một cách chậm rãi cả.
Để đầu tư hiệu quả, đừng chạy theo những khoản đầu tư có lời mời gọi hấp dẫn gắn mác “chắc ăn” hay “ăn bằng lần” mà hãy trung thành với một chiến lược dài hạn và đã được kiểm chứng. Có thể bạn sẽ thua lỗ một chút trong ngắn hạn, nhưng sẽ nhìn thấy kết quả tích cực trong dài hạn.
Thiếu nghiên cứu về thị trường
“Nếu bạn không sẵn sàng nắm giữ một cổ phiếu trong vòng 10 năm, đừng nghĩ đến việc nắm giữ nó dù chỉ trong 10 phút” – Warren Buffett.
Khi bạn mua một mã cổ phiếu, đồng nghĩa với việc bạn mua một phần quyền sở hữu của doanh nghiệp niêm yết mã cổ phiếu đó. Chính vì thế, hiệu quả đầu tư của mã cổ phiếu đó cũng phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đáng tiếc là không nhiều nhà đầu tư chịu bỏ công sức và thời gian để đọc các báo cáo tài chính hay bản cáo bạch được doanh nghiệp công bố trước khi đầu tư mà chủ yếu lại dựa vào các suy đoán và tin đồn.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các chu kỳ kinh tế và các yếu tố vĩ mô, trong khi đa số nhà đầu tư không cân nhắc tới những khía cạnh này khi đưa ra quyết định.
Đừng quên like Facebook page của Sodu để cập nhật những kiến thức quản lý tiền bạc hiệu quả: https://www.facebook.com/sodu.asia/
Tự tin thái quá
Khi bắt đầu có lợi nhuận, đa phần nhà đầu tư đều cho rằng điều này đến từ khả năng của họ thay vì may mắn. Do đó, họ tin rằng bản thân có khả năng “dự đoán tương lai” và xuống tiền mạnh tay hơn nữa. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra trong quá khứ chưa chắc đã lặp lại trong tương lai. Đó là lý do tại sao nhiều nhà đầu tư trở thành nạn nhân của chính mình trên thị trường chứng khoán.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà đầu tư tự tin thái quá thường có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn, giao dịch thường xuyên hơn nhưng mức lợi nhuận thu được lại thấp hơn hẳn. Vấn đề này còn trầm trọng hơn khi rất khó để bạn có thể nhận ra bản thân đang quá tự tin. Lần tới khi chuẩn bị thực hiện một giao dịch, hãy dừng lại và tự hỏi bản thân rằng bạn có chắc mình thông minh hơn “Ngài Thị trường” hay không.
Không kìm chế được cảm xúc
Trái với trong tình yêu, trong đầu tư, việc để cảm xúc dẫn dắt là một sai lầm tối kỵ, có thể khiến bạn phải trả những cái giá rất đắt.

Nếu thiếu một chiến lược bài bản và kinh nghiệm, bạn sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của tâm lý đám đông. Bạn sẽ luôn tiếc vì mình bỏ qua các cơ hội, thay vì cảm thấy may mắn khi tránh được những khoản đầu tư thua lỗ. Bạn không muốn bỏ lỡ các xu hướng hot mà tất cả mọi người cùng đang đầu tư, thay vì có những đánh giá độc lập của riêng mình.
Một ví dụ của việc này là vào những năm 90, thị trường chứng khoán Mỹ bùng nổ các công ty internet, thu hút nguồn vốn cực lớn với mức định giá trên trời dù cho đa số các công ty này không nó một nền tảng tài chính bền vững. Kết quả là bong bóng dot com này nhanh chóng sụp đổ sau đó, cuốn phăng tài sản của các nhà đầu tư bỏ tiền vào đó.
Xem thêm các bài viết về đầu tư tại Sodu:
Khi hoa hậu đầu tư chứng khoán: Cộng đồng mạng dậy sóng với những ý kiến trái chiều
Hiểu đúng về rủi ro và cơ hội trong đầu tư để ra quyết định chính xác
10 nguyên tắc đã đưa Warren Buffett trở thành tỷ phú – bạn có thể áp dụng để thành công hơn
Làm thế nào để tránh đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên cảm xúc?
Giao dịch và đầu tư chứng khoán khác nhau như thế nào? Bạn nên lựa chọn giao dịch hay đầu tư?
“Buy and Hold” là gì? Khi nào bạn nên áp dụng chiến lược Buy and Hold trong đầu tư?
Ghé thăm kênh Youtube của Sodu.asia: https://bit.ly/2H6ubT7
Pingback: Orius Capital là gì? Orius Capital có lừa đảo không? Có nên đầu tư vào Orius Capital – Sodu
Pingback: Đầu tư: Kỳ vọng và thực tế – Sodu
Pingback: Đây là 5 cổ phiếu có thể tăng giá do Coronavirus – Sodu
Pingback: Tại sao lúc này nhà đầu tư nên nắm giữ tiền mặt thay vì cổ phiếu? – Sodu
Pingback: Winsbank là gì? Winsbank có lừa đảo không? Cơ hội ngàn năm có một hay bánh vẽ? – Sodu
Pingback: 7 sai lầm trong giao dịch – đầu tư chứng khoán gần như ai cũng mắc phải, nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh được – Sodu
Pingback: Top 4 ứng dụng giúp bạn đầu tư với số vốn thấp chỉ từ 10.000đ - Sodu