Vài ngày trước, sau rất nhiều đồn đoán, cuối cùng Facebook cũng đã công bố thông tin về “sản phẩm” mới nhất của mình: đồng tiền mã hóa có tên gọi Libra. Theo sách trắng (white paper) mà Facebook cung cấp, Libra ra đời với sứ mệnh trở thành một đồng tiền toàn cầu đơn giản và nền tảng tài chính cho hàng triệu người – một tuyên bố phải nói là cực kỳ tham vọng.
1. Vậy chính xác Libra là gì?
Hiểu đơn giản, Libra vừa là tên đồng tiền vừa là tên của công nghệ blockchain nền tảng của nó. Công nghệ Libra blockchain sẽ ghi lại các giao dịch của đồng tiền này, cũng như thực hiện thanh toán giữa các cá nhân.
Theo Facebook, khả năng của Facebook khá đa dạng, từ chuyển tiền quốc tế chi phí thấp, cho tới việc tạo điều kiện cho những người không có tài khoản ngân hàng tham gia vào nền kinh tế số. Đồng tiền này sẽ mang tính ẩn danh, do thông tin người dùng sẽ không bị ghi lại trên chuỗi khối. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký sẽ yêu cầu một tấm ID (chứng minh nhân dân) cấp bởi chính phủ, người dùng vẫn có thể bị lần ra bởi Hiệp hội Libra trong trường hợp cần thiết.

2. Facebook sẽ được lợi gì?
Facebook kì vọng tiếp cận hàng tỷ người dùng tiềm năng, những người sẽ phải đăng ký ví mã hóa Calibra, thứ sẽ được tích hợp vào các nền tảng mà doanh nghiệp này sở hữu: Facebook, Messenger, Whatsapp và Instagram. Thông qua đó, mạng xã hội này cũng có thể cung cấp hàng loạt dịch vụ tài chính, và bên cạnh đó là thu thập lượng lớn dữ liệu người dùng, thứ vốn nằm trong DNA của Facebook.
Tuy vậy, Facebook cũng hứa hẹn rằng ví Calibra cũng sẽ có những tùy chọn về quyền riêng tư dễ điều chỉnh, cho người dùng biết chi tiết dữ liệu nào đang được thu thập, sử dụng và chia sẻ, và với mục đích gì. Ngoài ra, các loại ví của bên thứ ba cũng có thể được sử dụng, vì thế quyền truy cập Libra sẽ không chỉ bị điều hành một cách độc quyền bởi mình Facebook.
3. Liệu Libra có phải Bitcoin mới?
Cho dù cả hai đều dựa trên những nguyên lý mã hóa để bảo mật chuỗi khối của mình, đây gần như là điểm chung duy nhất của Libra và Bitcoin. Bitcoin mang tính phi tập trung, chống kiểm duyệt. Trong khi đó, Libra, ít nhất là trong thời gian đầu, sẽ chịu sự kiểm soát của Hiệp hội Libra.
4. Hiệp hội Libra là gì?
Hiệp hội Libra là cơ quan chủ quản của chuỗi khối, trong đó mỗi thành viên sở hữu một phần Libra Investment Token.

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ như Mastercard, Visa, Uber, Spotify, và đương nhiên là cả Facebook, là thành viên của hiệp hội này. Mỗi quyết định liên quan tới tương lai của đồng Libra sẽ được biểu quyết bởi các thành viên. Do đó, dù Facebook là đơn vị tạo ra Libra, mạng xã hội này cũng không toàn quyền kiểm soát nó.
Like Facebook page của Sodu để cập nhật những kiến thức quản lý tiền bạc hiệu quả: https://www.facebook.com/sodu.asia/
5. Thứ gì sẽ bị thay thế?
Đầu tiên phải kể tới những đơn vị liên quan tới chuyển tiền, trong đó có ngân hàng hay Western Union. Blockchain thường được coi là cách hữu hiệu để cắt giảm những trung gian uy tín nhưng tốn kém. Trong trường hợp này, Libra sẽ đảm bảo giao dịch được thực hiện trong khi giảm đáng kể mức phí trung gian.
6. Có thể giao dịch Libra không?
Theo thông tin từ sách trắng, sàn giao dịch sẽ được phát triển để tạo điều kiện cho các giao dịch chuyển đổi giữa các đồng tiền bản địa và Libra khi đồng tiền mã hóa này ra mắt vào 2020. Tuy nhiên, Libra sẽ là một đồng stablecoin – giá trị của nó sẽ được đảm bảo bằng một rổ các đồng tiền mạnh và chứng khoán chính phủ, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và giảm biến động giá.

7. Libra sẽ ảnh hưởng tới các đồng tiền mã hóa khác như thế nào?
Cho tới thời điểm hiện tại, ra mắt Libra có thể coi là động thái tích cực nhất của hệ thống doanh nghiệp Mỹ với tiền mã hóa nói chung. Cho dù nó rất khác với đặc điểm lí tưởng hóa tự do của Bitcoin, Libra có thể đưa hàng tỷ người dùng tiềm năng tới với ý tưởng của blockchain. Điều này theo lý thuyết sẽ ảnh hưởng tích cực tới Bitcoin, nhưng không có gì đảm bảo điều đó cả. Libra hiện giờ giống như Paypal trên nền tảng blockchain thay vì một đồng tiền mã hóa theo định nghĩa phổ biến.
8. Libra Investment Token là gì?
Bên cạnh Libra, Facebook cũng sẽ ra mắt một loại token có tên Libra Investment token. Mục đích của nó là thu hút các khoản đầu tư vào dự án này, cung cấp cho người sở hữu cơ hội nhận được một phần lãi suất thu được từ các tài sản đảm bảo cho Libra. Mỗi thành viên sáng lập của Hiệp hội Libra đã đầu tư ít nhất 10 triệu USD đều nhận một phần tương đương Libra Investment Token.
Như vậy, với một khoản dự trữ lên tới 10 tỷ USD, những ai sở hữu token đứng trước cơ hội nhận những khoản cổ tức lớn và đều đặn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những token này sẽ chỉ dành riêng cho các nhà đầu tư tên tuổi có uy tín. Trên thực tế, Libra Investment Token hiện đang là phần bí ẩn nhất trong dự án của Facebook lúc này. Không có nhiều thông tin công khai về nó, bao gồm cả ngày ra mắt.

Kết luận
Từ góc nhìn kỹ thuật và tài chính, đây có thể là một cải tiến thú vị. Facebook không chỉ đặt mục tiêu thống nhất hệ thống chuyển tiền và thanh toán trên internet, mà còn nỗ lực tạo ra một đồng tiền mã hóa quy mô toàn cầu nhưng không đối kháng với các nhà lập pháp khi mà giá trị của nó phụ thuộc vào các đồng tiền bản địa.
Tuy nhiên, kế hoạch của Facebook cũng cho thấy các công ty công nghệ đang ngày càng trở nên quyền lực và bành trướng mạnh mẽ hơn. Dẫu sao Libra cũng chưa thực sự hoàn thiện, và khả năng thành công của nó còn bỏ ngỏ. Dự án này vẫn còn đang trong những ngày sơ khai, và Facebook có vẻ vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
Chính phủ Hoa Kỳ có vẻ cũng không thể ngồi yên và chờ đợi. Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã yêu cầu Facebook tạm dừng phát triển Libra cho tới khi Quốc hội và các nhà lập pháp có cơ hội kiểm định và có động thái hành động phù hợp.
Pingback: Tỷ phú Mark Cuban: “Tôi thà có chuối thay vì bitcoin” – Sodu
Pingback: Orius Capital là gì? Orius Capital có lừa đảo không? Có nên đầu tư vào Orius Capital – Sodu
Pingback: Làm thế nào để giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ? – Sodu
Pingback: Nhận diện đa cấp, lừa đảo thông qua những câu nói kinh điển (kèm hình ảnh minh họa) – Sodu
Pingback: SkyWay có lừa đảo không? Đầu tư vào SkyWay có mất tiền không? (phần 2) – Sodu
Pingback: 3 mã cổ phiếu bạn nên mua và nắm giữ trong 50 năm tới – Sodu