Ray Dalio, người đứng đầu quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, mất gần như toàn bộ tài sản vào năm 1982. Trải nghiệm này đã khiến ông thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận của ông với công việc kinh doanh.
Vị tỷ phú cho biết trải nghiệm khó quên trên đã dạy cho ông một bài học về “sự sợ hãi và đức tính khiêm nhường,” giúp ông sau đó xây dựng quỹ Bridgewater thành một người khổng lồ trong lĩnh vực đầu tư, quản lý hơn 124 tỷ đô la tài sản.

Vào năm 1982, quỹ đầu tư Bridgewater mà Ray Dalio thành lập bảy năm trước từ căn hộ của mình đã chuyển tới một văn phòng khang trang tại Westport, Connecticut. Ông cho rằng ở thời điểm này các ngân hàng Mỹ đã cho các nền kinh tế mới nổi ở khu vực Mỹ Latin vay quá nhiều tiền. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ niềm tin của các ngân hàng rằng số tiền đó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia được cho vay và mang lại mức sinh lời hấp dẫn. Kết quả là các quốc gia Mỹ Latin nợ 9 ngân hàng lớn nhất Mỹ số tiền khổng lồ 327 tỷ đô la.
Tới tháng 8, bộ trưởng tài chính Mexico đã gặp gỡ 100 đại diện từ các ngân hàng quốc tế tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED để thông báo rằng nước này không có khả năng trả khoản nợ 80 tỷ đô, khoảng 20 tỷ đến 30 tỷ trong số đó là nợ các ngân hàng Mỹ. Những kỳ vọng vào kinh tế của Mexico dường như tan thành mây khói.
Ray Dalio đã đặt cược rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, và thị trường chứng khoán sẽ đi xuống. Tuy nhiên, trên thực tế, nhờ quyết định giảm lãi suất của FED, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm, khiến cho vị tỷ phú này chịu một khoản lỗ lớn.
“Tôi mất tiền của bản thân. Tôi mất tiền của khách hàng. Tôi nghèo đến mức phải vay mượn cha mình 4,000 đô. Một trải nghiệm đau đớn” – Ray Dalio cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đây là “điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với mình”, bởi nó giúp ông có những thay đổi về mặt tư duy, thứ mà sau này ông đã giải thích kỹ hơn trong cuốn sách “Principles” của mình. Thay vì nghĩ rằng “Tôi biết xyz”, ông bắt đầu nghĩ theo hướng “Làm thế nào để tôi biết xyz?”
Điều đó có nghĩa thay vì bắt đầu với những gì ông nắm rõ, Ray Dalio sẽ suy nghĩ về cách mà ông biết được chúng, và từ đó xác định được những gì ông còn chưa biết. “Nó giúp tôi tư duy mở hơn. Nó giúp tôi có thêm nỗi sợ để cân bằng với sự hung hăng của mình”, ông chia sẻ. “Thành công của tôi trong cuộc sống chủ yếu là nhờ biết cách đối mặt với những điều tôi không biết hơn là những điều tôi biết.”
Pingback: Đầu tư: Kỳ vọng và thực tế – Sodu
Pingback: Đây là 4 cổ phiếu bạn nên mua và nắm giữ tới năm 2030, theo nhà quản lý quỹ với thành tích vượt trội 99% đồng nghiệp trong một thập kỷ – Sodu
Pingback: Lo sợ thị trường chứng khoán lao dốc? Hãy biến nó thành cơ hội kiếm bộn tiền! – Sodu
Pingback: 3 mã cổ phiếu bạn nên mua và nắm giữ trong 50 năm tới – Sodu
Pingback: Tại sao lúc này nhà đầu tư nên nắm giữ tiền mặt thay vì cổ phiếu? – Sodu
Pingback: Đây là 3 điều quan trọng nhất bạn cần làm với tiền của mình trong đại dịch Covid-19 – Sodu
Pingback: Covid-19 sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao chủ nghĩa tối giản sẽ lên ngôi sau đại dịch? – Sodu
Pingback: SKYWAY LÀ GÌ? SKYWAY CÓ LỪA ĐẢO KHÔNG? ĐẦU TƯ VÀO SKYWAY CÓ MẤT TIỀN KHÔNG? (PHẦN 2) | KIẾN THỨC - Gucci BAO