Mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu nhận biết chiêu trò lừa đảo theo mô hình Ponzi

Cho dù mô hình Ponzi đã xuất hiện hàng trăm năm nay, với hàng loạt phi vụ sử dụng mô hình này bị phanh phui, nhưng vẫn có nhiều người mắc bẫy những kẻ lừa đảo do hình thức biến đổi của nó và quan trọng hơn là lòng tham lấn át lý trí. Để tránh trở thành nạn nhân của mô hình Ponzi, bạn nên hiểu rõ cách thức mô hình này hoạt động cũng như những dấu hiệu nhận biết của nó.

Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi là một hình thức lừa đảo, trong đó những kẻ lừa đảo thu hút các nhà đầu tư bằng cách trả lợi nhuận cho những người đến trước bằng tiền của những người đến sau. Nạn nhân bị những kẻ lừa đảo dẫn dắt để tin tưởng rằng số tiền lợi nhuận này đến từ hoạt động bán hàng hay các phương thức khác, thay vì đến từ chính các nhà đầu tư khác. Một mô hình Ponzi có khả năng duy trì bề ngoài một doanh nghiệp bền vững chừng nào mà các nhà đầu tư mới tiếp tục đổ tiền vào cho nó và không đòi lại tiền do họ vẫn tin tưởng vào câu chuyện được dựng lên bởi những kẻ lừa đảo.

Một mô hình Ponzi thường bắt đầu bằng việc những kẻ lừa đảo tiếp cận một số nhà đầu tư đầu tiên, với lời hứa hẹn về mức lợi nhuận hấp dẫn và đôi lúc là dưới vỏ bọc của những thuật ngữ hoa mỹ khi nói về chiến lược của chúng. Chúng chủ yếu tận dụng sự thiếu hiểu biết và lòng tham của các nhà đầu tư, hoặc tuyên bố chúng muốn giữ bí mật chiến thuật của mình để tránh lộ bản chất.

Mô hình Ponzi vận hành bằng cách lấy tiền của người sau trả cho người trước. Những kẻ lừa đảo trả cho những nhà đầu tư sớm một khoản lợi nhuận cao, nhằm thu hút những nhà đầu tư mới cũng như khiến những nhà đầu tư hiện tại đổ thêm tiền. Thông thường, những kẻ lừa đảo thậm chí không cần thực sự trả tiền cho các nhà đầu tư sớm, mà chỉ cung cấp những giấy tờ khống thổi phồng giá trị khoản đầu tư của họ, khiến họ không rút tiền với kỳ vọng tiếp tục nhận được thêm. Trong một số trường hợp, chúng còn gây khó dễ cho các nhà đầu tư muốn rút tiền.

Mô hình Ponzi không thể kéo dài mãi vì số lượng nhà đầu tư không phải vô hạn, và thường kết thúc khi những kẻ chủ mưu bỏ trốn, để lại sau lưng nhiều người mất tiền.

Nguồn gốc của mô hình Ponzi?

Tên của mô hình Ponzi được đặt theo tên của Charles Ponzi, một kẻ lừa đảo đã trở nên nổi tiếng khi áp dụng phương thức này vào thập niên 1920 tại Mỹ.

Trước khi đọc tiếp, bạn hãy dành 1 phút để tham gia cộng đồng Money Masters – Làm chủ tiền bạc, Làm chủ cuộc sống: https://bit.ly/2CcW1du

Một số phi vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi nổi tiếng

Phi vụ của Charles Ponzi: Là nhân vật mà cái tên được gắn với mô hình lừa đảo này, Charles Ponzi lừa nhà đầu tư với chiến lược ăn chênh lệch giá của phiếu bưu chính trả tiền trước (IRC) ở một nước và tem thư sau khi quy đổi ở nước khác. Ở thời điểm siêu lừa này bị bắt, công ty của hắn chỉ có 27.000 IRC thay vì 160 triệu IRC đáng lẽ phải có. Những nhà đầu tư tin theo Ponzi đã mất tổng cộng 20 triệu đô ở thời điểm năm 1920, tương đương với 225 triệu đô thời điểm năm 2011 sau khi điều chỉnh lạm phát.

Phi vụ của Bernie Madoff: Được coi là cú lừa theo mô hình Ponzi lớn nhất trong lịch sử, trùm lừa đảo này đã thành lập quỹ Bernard L. Madoff Investment Securities LLC mà ở thời điểm bị phát hiện, đã kịp làm tiêu tán khoảng 64,8 tỷ đô la của 4.300 nhà đầu tư. Bernie Madoff bị kết án lên tới 150 năm tù, con số tối đa trong nền luật pháp Mỹ.

Những dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi

Theo Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC), một mô hình Ponzi thường có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Mức lợi nhuận cao với rủi ro thấp hoặc không có rủi ro: Bất kỳ khoản đầu tư nào cũng đều đi kèm với rủi ro, và thường những khoản đầu tư đem lại lợi nhuận “khủng” sẽ đi kèm với rủi ro lớn hơn. Do đó hãy nghi ngờ nếu bạn nghe về một cơ hội đầu tư “đảm bảo” nào.

Mức lợi nhuận đều như vắt chanh: Giá trị các khoản đầu tư sẽ biến động tăng hoặc giảm theo thời gian, nên những khoản đầu tư nào liên tục mang lại lợi nhuận bất kể điều kiện thị trường rất có khả năng là một mô hình Ponzi.

Người bán không có giấy phép: Những hoạt động liên quan đến đầu tư chuyên nghiệp thường được kiểm soát tương đối chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó, mô hình Ponzi thường được vận hành bởi các doanh nghiệp không đăng ký với những nhân viên không chứng chỉ hành nghề.

Chiến lược bí mật hoặc phức tạp: Hãy tránh xa những khoản đầu tư bạn không hiểu rõ hoặc không được cung cấp thông tin một cách toàn diện.

Tài liệu có vấn đề: Đừng chấp nhận những lời bao biện cho việc bạn không được cập nhật thông tin một khoản đầu tư bằng văn bản, hay những điểm bất nhất và lỗi sai trong các bản sao kê tài khoản.

Khó khăn trong thoái vốn: Hãy cảnh giác nếu bạn không nhận được khoản thanh toán lợi nhuận, hay bị gây khó dễ khi muốn thoái vốn khoản đầu tư của mình. Nhớ rằng những kẻ lừa đảo sử dụng mô hình Ponzi luôn khuyến khích người tham gia duy trì khoản đầu tư, và đôi khi còn hứa hẹn mức lợi nhuận cao hơn nếu nhà đầu tư rót thêm tiền.

Hi vọng bài viết này của Sodu.asia đã cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về mô hình lừa đảo Ponzi để tránh trở thành nạn nhân trong tương lai. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân nếu thấy bài viết hữu ích nhé.

16 thoughts on “Mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu nhận biết chiêu trò lừa đảo theo mô hình Ponzi

  1. Pingback: Những dấu hiệu lừa đảo của FutureNet – đọc ngay trước khi bạn trở thành nạn nhân! – Sodu

  2. Pingback: Tỷ phú Mark Cuban: “Tôi thà có chuối thay vì bitcoin” – Sodu

  3. Pingback: Orius Capital là gì? Orius Capital có lừa đảo không? Có nên đầu tư vào Orius Capital – Sodu

  4. Pingback: Làm thế nào để giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ? – Sodu

  5. Pingback: Nhận diện đa cấp, lừa đảo thông qua những câu nói kinh điển (kèm hình ảnh minh họa) – Sodu

  6. Pingback: SkyWay có lừa đảo không? Đầu tư vào SkyWay có mất tiền không? (phần 2) – Sodu

  7. Pingback: Crowd1 là gì? Crowd1 đa cấp, lừa đảo như thế nào? Nhà đầu tư cần cảnh giác! – Sodu

  8. Pingback: Winsbank là gì? Winsbank có lừa đảo không? Cơ hội ngàn năm có một hay bánh vẽ? – Sodu

  9. Pingback: MyAladdinz là gì? MyAladdinz có phải là đa cấp lừa đảo không? Có nên đầu tư vào MyAladdinz? – Sodu

  10. Pingback: Bất động sản Nhật Nam có lừa đảo như Alibaba? Có nên đầu tư? - Sodu

  11. Pingback: AI Marketing là gì? INB Network là gì? Có phải đa cấp, lừa đảo? (phần 1)

  12. Pingback: AI Marketing là gì? INB Network là gì? Có phải đa cấp, lừa đảo? (phần 2)

  13. Pingback: FVP Trade là gì? FVP Trade có phải đa cấp, lừa đảo? (phần 3) - Sodu

  14. Pingback: Infina là gì? Infina có lừa đảo? Có nên đầu tư với Infina? - Sodu

  15. Pingback: Fintech Land là gì? Fintech Land lừa đảo như thế nào? (phần 2)

  16. Pingback: Bất động sản Nhật Nam có diễn biến mới: Sáp nhập Sông Đà 1.01, chậm trả quyền lợi, nguy cơ mất trắng? (phần 1) - Sodu

Comments are closed.

%d bloggers like this: