Làm giàu là mong muốn chung của rất nhiều người, và đây là một mong muốn hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, không ít người vì mong muốn làm giàu mà đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo quy mô lớn.
Những tin tức về vụ lừa đảo nhà đầu tư tiền số hàng nghìn tỷ đồng của Sky Mining vừa lắng xuống, thì lại đang có một hình thức lừa đảo mới đang bắt đầu xuất hiện, dưới cái tên Skyway Capital / Skyway Group.
>> Xem tiếp phần 2: SkyWay có lừa đảo không? Đầu tư vào SkyWay có mất tiền không?
A – Skyway là gì?
Theo những thông tin mà Skyway cung cấp thì đây là tập đoàn có trụ sở tại Belarus, chuyên phát triển hạ tầng giao thông nhằm giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại các thành phố. Skyway tự nhận mình đã có hơn 40 năm lịch sử nghiên cứu và hoạt động.

Theo đó, Skyway thông báo đang bán ra số lượng lớn cổ phiếu để huy động vốn thực hiện các dự án của mình. Các nhà đầu tư được chào mời mua cổ phiếu của Skyway theo 15 giai đoạn, với nhiều gói cổ phiếu khác nhau cùng những lời hứa hẹn về lợi nhuận lớn khi cổ phiếu này “lên sàn”.


Thông tin về gói chào bán của Skyway được giới thiệu trên các diễn đàn

B – Những dấu hiệu cho thấy Skyway lừa đảo
Trước khi đi đến kết luận về bản chất của Skyway, Sodu.asia sẽ đưa ra các bằng chứng về sự đáng ngờ của tổ chức này.
1. Ít đề cập đến sản phẩm dịch vụ, chỉ tập trung vào thu hút vốn
Chỉ cần vài phút với Google là có thể tìm ra hàng loại các bài viết giới thiệu về cơ hội đầu tư vào Skyway như trong ảnh trên. Tuy nhiên, điểm chung của các bài viết này là gần như không hề đề cập một chút nào đến thông tin về chi tiết công nghệ mà Skyway đã nghiên cứu phát triển, các luận văn khoa học về công nghệ này cũng như bằng phát minh sáng chế mà Skyway sở hữu như thường lệ. Nếu có thì chỉ là những lời lẽ mô tả rất chung chung như “mới”, “hiện đại”, “đạt giải thưởng uy tín”. Thay vào đó, các bài viết này chủ yếu tập trung mời chào người đọc mua cổ phiếu của Skyway. Chắc chắn rằng nếu bạn thử tra hỏi người viết những thông tin về điểm đột phá của Skyway, họ sẽ không thể cho bạn câu trả lời xác đáng.

2. Bức tranh về “công nghệ mới” quen thuộc trong các phi vụ lừa đảo
Chút thông tin ít ỏi mà Skyway cung cấp về công nghệ của họ trên trang chủ của mình cũng khiến những người biết suy nghĩ phải đề cao cảnh giác. Rất nhiều cái nhất được nhắc đến, nhằm khẳng định sự tiên tiến của Skyway. Đây là chiêu thức sử dụng tính từ mạnh để kích thích tinh thần nhà đầu tư rất quen thuộc.

Còn nhớ, trong vụ lừa đảo Sky Mining, những kẻ đứng đầu đã vẽ ra bức tranh về công nghệ ” khai thác tiền kỹ thuật số”, ăn theo cơn sốt của bitcoin tại thời điểm đó để thu hút những nhà đầu tư nhẹ dạ muốn làm giàu nhanh chóng. “Bức tranh” về công nghệ vận tải tương lai của Skyway giờ đây cũng không khác là bao.
Đơn cử, Skyway tự nhận rằng hệ thống vận tải cao tốc của mình có thể đạt tới tốc độ tới 500km/h. Trên thực tế, tàu tốc hành nổi tiếng Shinkansen của Nhật Bản, vốn từ lâu nắm giữ danh hiệu nhanh nhất thế giới chỉ đạt vận tốc cực đại là 360km/h. Gần đây nhất, đánh bại Shinkansen là tàu tốc hành Shanghai Maglev của Trung Quốc, sử dụng công nghệ từ tính và mới đưa vào khai thác cũng chỉ đạt tốc độ tối đa 430km/h. Trong khi đó, hệ thống tàu của một công ty ít tên tuổi lại có thể đạt tốc độ 500km/h, đồng thời kết quả này lại không được công nhận bởi một hội đồng chuyên môn nào. Nếu thực tế đúng như những gì Skyway tự nhận, thì với cuộc cạnh tranh về tốc độ vận tải của các cường quốc Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, Skyway đã được chính phủ các nước này mua công nghệ với giá cao rồi chứ không phải lên mạng gọi vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ cho mất thời gian.

2. Thiếu hoàn toàn sự kiểm định của các định chế tài chính
Những ai quen thuộc với việc đầu tư các doanh nghiệp tiền IPO hay trong phiên IPO đều nắm rõ những quy định chặt chẽ mà doanh nghiệp đó cần đáp ứng. Trong đó có một tài liệu quan trọng là bản cáo bạch được xác nhận bởi một đơn vị kiểm toán có uy tín, như các công ty Big 4 kiểm toán trên thế giới (Deloitte, PwC, E&Y hay KPMG). Tài liệu này dùng để xác nhận tình trạng tài chính mà doanh nghiệp báo cáo là đúng sự thật, cũng như phương án tăng vốn mà doanh nghiệp đề ra là hợp lý. Đương nhiên Skyway không hề cung cấp tài liệu này cho các nhà đầu tư quan tâm.

Ngoài ra, thông thường trước khi IPO, doanh nghiệp cũng thường làm việc với các nhà đầu tư tổ chức, dưới dạng quỹ đầu tư tư nhân (private equity) hoặc nhà đầu tư chiến lược sẽ đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu trước khi IPO. Tuy nhiên, ngay từ khi những thông tin đầu tiên về Skyway xuất hiện, tổ chức này đã chào bán tới các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc thiếu các nhà đầu tư tổ chức tham gia càng làm tăng thêm tính đáng ngờ của Skyway. Bên cạnh đó, việc chào bán chứng khoán của Skyway cũng không có sự hỗ trợ của bất cứ ngân hàng đầu tư (investment bank) nào như thường lệ, khiến dấu hỏi về uy tín càng lớn dần.

Ngoài ra, cũng phải để ý rằng trong tài liệu có tên Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của mình, Skyway cũng thông báo mình không có ý định chào bán chứng khoán tại Hoa Kỳ – trong khi đây là thị trường vốn lớn với nhiều nhà đầu tư kỳ cựu bậc nhất thế giới. Phải chăng Skyway không thể đáp ứng những quy định về minh bạch tại một quốc gia có hệ thống luật pháp tiên tiến, và do đó có nguy cơ lộ bản chất lừa đảo của mình?
3. Cảnh báo từ nhiều ngân hàng trung ương các quốc gia
Nhiều ngân hàng trung ương các quốc gia đã đưa ra cảnh báo về Skyway để bảo vệ nhà đầu tư của mình, trong đó có Bỉ, New Zealand, Estonia và Lithuania. Đặc biệt, trong thông báo của mình, FSMA (Financial Services and Markets Authority) – cơ quan cùng với Ngân hàng Trung ương Bỉ chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tài chính của quốc gia này, còn khuyến cáo rằng hoạt động của Skyway mang tính chất mô hình kim tự tháp – hình thức lừa đảo đa cấp.

4. Đối tượng nhà đầu tư dàn trải
Trên trang chủ của mình, Skyway tuyên bố ai cũng có thể đầu tư vào các dự án của doanh nghiệp này.


Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn vô lý, bởi nó sẽ kéo theo vô số phiền muộn về đăng ký chứng khoán với cơ quan quản lý của nước sở tại, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp khác nhau cũng như chi phí đội lên nhiều lần để đảm bảo liên lạc và cung cấp thông tin đến các cổ đông. Trừ phi Skyway muốn dàn trải mức độ tập trung của các nhà đầu tư để tránh các hệ lụy về pháp lý sau này, đồng thời tiếp cận càng nhiều người dân thiếu kiến thức ở các khu vực kém phát triển.
5. Hứa hẹn về lợi nhuận và mức định giá phi lý
Skyway được những người giới thiệu quảng cáo là có giá trị 400 tỷ USD khi lên sàn.


Nếu điều này là sự thật, thì Skyway sẽ nằm trong top 10 công ty lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa, chung mâm với những Apple (822 tỷ USD), Amazon (803 tỷ USD), Microsoft (862 tỷ USD) hay Google (777 tỷ USD). Skyway cũng sẽ có giá hơn cả những công ty còn lại trong danh sách, vốn có lịch sử hàng trăm năm như ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase (350 tỷ USD), hãng dược phẩm Johnson & Johnson (362 tỷ USD) hay tập đoàn dầu khí Exxon Mobil (333 tỷ USD).
Bên cạnh đó, những người giới thiệu cơ hội đầu tư vào Skyway cũng liên tục hứa hẹn về một mức lợi nhuận được đảm bảo.


Trên thực tế, giá của một cổ phiếu được quyết định bởi nhiều yếu tố như tình hình kinh tế vĩ mô, thực trạng doanh nghiệp hay thanh khoản thị trường. Vì thế, không thể nào có chuyện “giá niêm yết tối thiểu từ 1$ đến 5$”. Đồng thời, một quy tắc đạo đức cơ bản dành cho những người làm môi giới chứng khoán chuyên nghiệp là không được đảm bảo về lợi nhuận đầu tư với khách hàng. Bản chất các khoản đầu tư là luôn đi kèm với rủi ro. Và kinh nghiệm đầu tư đã chỉ ra rằng: nếu bạn nghe một điều gì đó quá tốt đẹp, nó thường không có thật.
Đừng quên like Facebook page của Sodu để cập nhật những kiến thức quản lý tiền bạc hiệu quả: https://www.facebook.com/sodu.asia/
6. Đội ngũ lãnh đạo đáng ngờ
Trên trang chủ của Skyway, Evgeny Kudryashov được giới thiệu là Giám đốc.

Như một trang web chuyên lật tẩy các vụ lừa đảo chỉ ra, nhân vật này có dính líu đến phi vụ lừa đảo MMM-2011 bị cảnh sát Nga điều tra cùng nhiều phi vụ khác.
Bên cạnh đó, trang web này cũng phát hiện ra rằng pháp nhân của Skyway mới được thành lập vào năm 2014, thay vì lịch sử 40 năm như tự nhận. Ngoài ra, theo hợp đồng khách hàng của Skyway, công ty này cùng các pháp nhân liên quan có địa chỉ tại British Virgin Island và Saint Lucia, những quốc đảo với luật pháp lỏng lẻo nổi tiếng với các công ty ma và chuyên trốn thuế.


7. Cơ chế hoa hồng theo kim tự tháp – dấu hiệu nhận biết một mô hình đa cấp
Nếu để ý những bài viết trên mạng xã hội hay các diễn đàn mời đầu tư vào Skyway, các đường linh luôn có đuôi dạng “/?partner_id=xxxxxx”. Đây là hình thức link giới thiệu, và người đăng tải sẽ nhận được hoa hồng khi có người click vào link này và mua cổ phiếu của Skyway.



Hình thức này tạo ra một mâu thuẫn về lợi ích rất lớn, khi người đi giới thiệu có thể bỏ qua đạo đức để lan tỏa thông tin về các sản phẩm mang tính lừa đảo tới càng nhiều người, và bởi họ thu được tiền từ người đăng ký mà không lãnh hậu quả.
Đồng thời, trên trang chủ của mình, Skyway cũng công khai quảng cáo chương trình đối tác, mà về bản chất chính là một mô hình đa cấp kim tự tháp, lấy tiền của người sau trả cho người trước

Có thể thấy, với mô hình này, càng lôi kéo được nhiều người tham gia vào đường dây Skyway thì người giới thiệu càng có lợi.
8. Người giới thiệu ở Việt Nam thiếu kiến thức
Nhìn qua các trang web, các fanpage cùng các bài viết trên các diễn đàn giới thiệu về Skyway ở Việt Nam có thể thấy điểm chung về số lượng lỗi chính tả lớn, các thông tin dịch từ ngoại ngữ sang tiếng Việt lủng củng, hình thức trình bày khó theo dõi cùng những trang web thiếu thông tin. Điều đó khiến ta nghi ngờ về trình độ văn hóa cơ bản của những người giới thiệu này chứ chưa nói đến kiến thức đầu tư tài chính, và qua đó là chính sản phẩm họ đang không tiếc lời quảng cáo.

9. Kế hoạch bất thành
Trên thực tế, những nghi ngờ về Skyway càng được kiểm chứng khi tổ chức này liên tục trì hoãn những kế hoạch mà họ công bố.


Đầu tiên, Skyway luôn khẳng định rằng công ty sẽ IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) vào thời điểm 2018. Đến nay năm 2019 đã qua được 2 tháng nhưng vẫn chưa có sự kiện nào như vậy.
Ngoài ra, còn là các lùm xùm về sự chậm trễ giữa các giai đoạn thu hút vốn, khiến cho chính cộng đồng Skyway tại Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện những nghi ngờ.


Skyway không đảm bảo thực hiện những kế hoạch công bố
C – Kết luận
Nếu bạn chưa đầu tư vào Skyway, chúc mừng bạn đã may mắn tránh được một cú lừa. Nếu bạn đã đầu tư vào Skyway, xin chia buồn cùng bạn.
Hãy chia sẻ bài viết để gia đình và bạn bè của mình biết và đề cao cảnh giác.
10 replies on “Cảnh giác với chiêu lừa đảo đầu tư của Skyway Capital – mô hình đa cấp Ponzi Scheme kiểu mới?”
[…] năm nay, với hàng loạt phi vụ sử dụng mô hình này bị phanh phui, nhưng vẫn có nhiều người mắc bẫy những kẻ lừa đảo do hình thức biến đổi của nó và quan trọng hơn là lòng tham lấn át lý trí. […]
[…] Sự phát triển của công nghệ đang đem lại những ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của mọi người, mà những ví dụ tiêu biểu là Grab giúp chúng ta đặt xe nhanh hơn hay Facebook giúp chúng ta liên lạc với bạn bè dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đáng buồn là ngày càng có nhiều kẻ núp bóng “cách mạng 4.0”, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của cộng đồng để thu lợi bất chính. […]
[…] Hãy coi của cải như là một thứ đem lại cho bạn sự an tâm, thay vì một tấm giấy phép để tiêu xài hoang phí. Sống một cách tằn tiện cũng giúp bạn vượt qua những biến động tiêu cực của thị trường tài chính. Bên cạnh đó, nếu đầu tư chỉ để thỏa mãn nhu cầu sống xa hoa, bạn sẽ sớm đưa ra những quyết định sai lầm bởi lòng tham của bản thân. […]
[…] cho thấy bản chất đa cấp (multilevel marketing – MLM) của Orius Capital, khi mà hoa hồng được trả theo mô hình kim tự tháp, tức người giới thiệu ban đầu không chỉ nhận hoa hồng từ người được […]
Vừa ngu, vừa dốt mà tỏ ra tinh vu nguy hiểm.
[…] Cảnh giác với chiêu lừa đảo đầu tư của Skyway Capital – mô hình đa cấp Ponzi… […]
[…] Cảnh giác với chiêu lừa đảo đầu tư của Skyway Capital – mô hình đa cấp Ponzi… […]
[…] đây, Sodu đã đăng tải bài viết phân tích chỉ ra những điểm đáng ngờ cho thấy SkyWay lừa đảo, là một hình thức Ponzi, từ đó khuyên các nhà đầu tư đề phòng, không nên […]
[…] >> Đọc thêm: Cảnh giác với chiêu lừa đảo đầu tư của Skyway Capital – mô hình đa cấp P… […]
[…] như thông tin không minh bạch và cơ chế quản lý lỏng léo, khiến đây trở thành điểm đến quen thuộc của giới tội phạm tài chính với các công ty ma, rửa tiền, trốn thuế và lừa […]