Bò và Gấu là gì? Định nghĩa thị trường bò và thị trường gấu trong chứng khoán

Nếu là người mới tiếp xúc với thị trường chứng khoán, hẳn bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ khi nghe về hai thuật ngữ “bò” và “gấu” được nhắc đến bởi rất nhiều người. Chính xác thì “thị trường bò” và “thị trường gấu” là gì? Sodu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Khái niệm “bò” và “gấu”

Hai thuật ngữ này thường được sử dụng để miêu tả tình trạng biến động chung của thị trường chứng khoán – theo hướng tăng hoặc giảm. Bên cạnh thị trường chứng khoán, hai thuật ngữ này cũng có thể được được dùng để miêu tả xu hướng giá của bất kỳ loại tài sản nào có thể giao dịch, như trái phiếu, bất động sản hay tiền tệ.

“Thị trường bò” trong chứng khoán là gì?

Trong “thị trường bò”, giá của đa số chứng khoán tăng và được kì vọng sẽ còn tiếp tục tăng cao. Thị trường bò là kết quả của một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, dẫn đến tâm lý lạc quan từ các nhà đầu tư. Thông thường, một thị trường bò có thể kéo dài vài tháng cho tới vài năm.

Trên thực tế, không có một quy chuẩn chung nào để xác định một thị trường bò. Một trong những cách xác định phổ biến nhất của thị trường bò là khi giá chứng khoán tăng 20%, sau một đợt sụt giảm 20% và trước một đợt sụt giảm 20% khác. Một ví dụ về thị trường bò là thị trường chứng khoán Mỹ từ 2003 đến 2007. Trong giai đoạn này, chỉ số S&P 500 tăng trưởng mạnh mẽ sau đợt suy giảm trước đó, và theo sau giai đoạn này là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

“Thị trường gấu” trong chứng khoán là gì?

Trong “thị trường gấu”, trái ngược với thị trường bò, giá của các loại chứng khoán sụt giảm và tâm lý tiêu cực bao trùm. Dù cũng không có định nghĩa chung, một đợt giảm 20% từ mức đỉnh hoặc hơn của một chỉ số thị trường như Dow Jones Industrial Average (DJIA) hay VN-Index trong khoảng thời gian 2 tháng thường được coi là chính thức báo hiệu thị trường gấu (Mức giảm thấp hơn từ 10% đến 20% của một chỉ số thường được coi là một đợt điều chỉnh).

Một thị trường gấu thường là kết quả của một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại hoặc suy yếu, được thể hiện qua tỉ lệ thất nghiệp cao, mức thu nhập của người dân thấp và sự sụt giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Ngoài ra, các hành động can thiệp từ chính phủ như tăng mức thuế cũng có thể dẫn đến một thị trường gấu.

Mối quan hệ của “bò” và “gấu”

Thị trường bò và thị trường gấu luôn có mối quan hệ mật thiết với các chu kì kinh tế. Đối với thị trường chứng khoán Mỹ, đã có tổng cộng 8 chu kì hoàn đổi giữa thị trường bò và gấu từ năm 1929. Trong đó, một thị trường bò thông thường kéo dài 9 năm và đem lại mức lợi nhuận 474%.  Còn thị trường gấu trung bình thường kéo dài 1.4 năm với mức sụt giảm 41%.

Tin mừng là với một chiến lược đúng đắn, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kiếm được lợi nhuận bất kể thị trường bò hay gấu.

This entry was posted in Uncategorised and tagged .

11 thoughts on “Bò và Gấu là gì? Định nghĩa thị trường bò và thị trường gấu trong chứng khoán

  1. Pingback: 5 cuốn sách bạn nên đọc để kiểm soát tài chính cá nhân tốt hơn trong năm mới 2019 – Sodu

  2. Pingback: Đây là cách thế hệ Y trên thế giới đầu tư tiền của mình trong năm 2018 – Sodu

  3. Pingback: Giao dịch và đầu tư chứng khoán khác nhau như thế nào? Bạn nên lựa chọn giao dịch hay đầu tư? – Sodu

  4. Pingback: Làm thế nào để tránh đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên cảm xúc? – Sodu

  5. Pingback: 10 nguyên tắc đã đưa Warren Buffett trở thành tỷ phú – bạn có thể áp dụng để thành công hơn – Sodu

  6. Pingback: Đầu tư: Kỳ vọng và thực tế – Sodu

  7. Pingback: Lo sợ thị trường chứng khoán lao dốc? Hãy biến nó thành cơ hội kiếm bộn tiền! – Sodu

  8. Pingback: 3 mã cổ phiếu bạn nên mua và nắm giữ trong 50 năm tới – Sodu

  9. Pingback: Tại sao lúc này nhà đầu tư nên nắm giữ tiền mặt thay vì cổ phiếu? – Sodu

  10. Pingback: 4 nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett khi thị trường đi xuống – Sodu

  11. Pingback: Đây là 3 điều quan trọng nhất bạn cần làm với tiền của mình trong đại dịch Covid-19 – Sodu

Leave a Reply

%d bloggers like this: