Những chiếc thẻ thanh toán mang logo Visa, Mastercard hay JCB đang ngày càng phổ biến. Hẳn trong số chúng ta nhiều người đang sở hữu một hoặc thậm chí một vài chiếc thẻ như vậy? Nhưng liệu bạn có chắc mình nắm rõ sự khác biệt giữa thẻ prepaid, credit và debit cùng được dùng trong thanh toán, cũng như ưu nhược điểm của từng loại thẻ?
Nếu bạn thuộc nhóm còn băn khoăn, thì hãy đọc tiếp bài viết dưới đây của Sodu để có câu trả lời cho mình nhé.
Thẻ trả trước (Prepaid card)
Đây là loại thẻ có thể coi là đơn giản nhất nếu xét về thủ tục mở thẻ do không yêu cầu phải liên kết với một tài khoản ngân hàng. Thay vào đó, thẻ trả trước hoạt động tương tự như sim điện thoại: bạn có thể tiêu số tiền bằng số tiền bạn nạp vào thẻ. Tuy số tiền trong thẻ của bạn sẽ không được tính lãi, bạn vẫn có thể sử dụng thẻ để rút tiền tại các ATM, bên cạnh dùng để thanh toán các giao dịch.
Thẻ ghi nợ (Debit card)
Khác với thẻ trả trước, thẻ ghi nợ sẽ được liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn, và sử dụng nguồn tiền này trong các giao dịch. Số tiền này sẽ được tính lãi suất tiền gửi không kì hạn, đồng thời bạn có thể sử dụng thẻ ghi nợ để rút tiền tại các ATM. Thông thường, bạn sẽ không thể dùng thẻ ghi nợ để chi tiêu vượt quá số dư có trong tài khoản ngân hàng liên kết, tuy nhiên một số ngân hàng đã linh động cung cấp chương trình thấu chi – cung cấp cho chủ thẻ một hạn mức có thể chi tiêu vượt quá số dư tài khoản, đổi lại một khoản phí nhất định.
Thẻ tín dụng (Credit card)
Khác với thẻ trả trước và thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng có thể không yêu cầu bạn có sẵn nguồn tiền. Thay vào đó, các chủ thẻ tín dụng sẽ được cấp một số tiền để chi tiêu trong mức đó và hoàn lại sau. Bản chất của hành động này là bạn đang đi vay của ngân hàng. Hạn mức mà bạn có thể dùng để chi tiêu phụ thuộc vào các thông tin về tín dụng cá nhân của bạn. Bạn có thể chứng mình khả năng tài chính bằng cách cung cấp thông tin chứng minh về mức thu nhập (tín chấp) hoặc có một tải khoản tiết kiệm tại ngân hàng làm tài sản đảm bảo (thế chấp).
Thời gian miễn lãi cho các khoản chi tiêu từ thẻ tín dụng thông thường là 45 ngày. Nếu không thanh toán trong thời hạn này, ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cao ngất ngưởng đối với số tiền bạn đã vay. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng thẻ tín dụng để rút tiền tại ATM, vì mức phí sẽ không hề nhỏ. Bù lại, các ngân hàng đưa ra vô số chương trình khuyến mãi cho các chủ thẻ tín dụng, từ cashback cho tới giảm giá hấp dẫn trên các giao dịch mua sắm để thu hút khách hàng mở thẻ.
Thẻ trả trước vs. Thẻ ghi nợ vs. Thẻ tín dụng
Dù dễ dàng mở thẻ nhưng nếu so sánh với thẻ ghi nợ, thẻ trả trước lại thiếu linh hoạt hơn trong việc quản lý và theo dõi kế hoạch tài chính cá nhân. Đối với thẻ tín dụng, việc có thể tiêu số tiền gấp nhiều lần khoản tiền bạn thực có là một điểm cộng với nhiều người. Ngoài ra, một lí do khác khiến nhiều người chọn sử dụng thẻ tín dụng là để có thể xây dựng lịch sử tín dụng tốt hơn, nhằm dễ dàng được chấp thuận khi đăng ký các khoản vay có giá trị lớn hơn như vay mua nhà, mua ôtô sau này. Dĩ nhiên, để đạt được điều đó, kĩ năng quản lý chi tiêu tốt để không “vung tay quá trán” là thứ bắt buộc phải có.
Trên thực tế, nhiều người bắt đầu với một chiếc thẻ trả trước và sau đó chuyển dần sang thẻ ghi nợ để quản lý tiền tốt hơn và thẻ tín dụng vì những ưu đãi hấp dẫn. Bạn cũng có thể sử dụng song song các loại thẻ cùng lúc sao cho phù hợp với thói quen chi tiêu và lối sống của bản thân.
Pingback: Tuổi 20, làm gì để tăng giá trị bản thân? – Sodu
Pingback: Làm theo những bước này để làm chủ tài chính trong năm 2019 – Sodu
Pingback: Những chiến lược tài chính thông minh đáng học hỏi từ phụ nữ và thế hệ Y – Sodu
Pingback: 14 cách để dạy con cái bạn về tiền bạc – Sodu
Pingback: Mua nhà ở tuổi 20 không phải là bất khả thi nếu bạn làm theo hướng dẫn sau đây – Sodu
Pingback: 10 lý do bạn không nên mua nhà – Sodu
Pingback: Có nên làm thẻ tín dụng? – Sodu
Pingback: 6 cạm bẫy tiền bạc cần tránh trong độ tuổi 30 – Sodu
Pingback: Thẻ tín dụng là gì? Có nên làm thẻ tín dụng hay không? – Sodu
Pingback: Hạn mức thẻ tín dụng là gì? - Sodu